Ana səhifə

Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai đÁnh giá nhu cầu bảo tồN KHu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửU


Yüklə 0.53 Mb.
səhifə3/5
tarix26.06.2016
ölçüsü0.53 Mb.
1   2   3   4   5

6.3 / Các hoạt động đề xuất

Căn cứ vào các mối đe doạ trực tiếp đã được xác định và các hoạt động đề xuất nhằm giảm thiểu và giải quyết những mối đe doạ này (Biểu 4a), những hoạt động chính sau đây đã được xếp loại ưu tiên theo tiêu chí hỗ trợ của VCF (xem Biểu 4b) được đề xuất thực hiện

6.3.1. Nâng cao năng lực quản lý, giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học

- Tập huấn về giám sát đa dạng sinh học, giám sát việc thực thi cam kết quản lý rừng của cộng đồng

- Tổ chức các khoá đào tạo về luật pháp và thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng

- Thành lập tổ QLBVR cộng đồng và xây dựng, giám sát việc thực thi hương ước về QLBVR với cộng đồng

- Điều tra, giám sát một số loài thú quý hiếm, nguy cấp, loài chỉ thị về sinh cảnh, môi trường để đề xuất các biện pháp quản lý bảo tồn kịp thời và hiệu quả


6.3.2. Các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng

- Xây dựng hương ước quản lý rừng bền vững cấp tổ, ấp dựa trên hệ thống kiến thức bản địa

- Xây dựng mốc ranh giới giữa KBT và cộng đồng dân cư, ranh giới phân khu chức năng của KBT để có các thoả thuận sử dụng bền vững tài nguyên rừng với người dân địa phương

- Khảo sát, điều tra đánh giá nhận thức và thái độ của người dân địa phương và các bên liên quan về Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

- Xác định lộ trình tiếp cận và xây dựng chiến lược nâng cao nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu cho cộng đồng địa phương và tất cả các bên liên quan đến việc quản lý bền vững KBT

- Xây dựng dự án bảo tồn và sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ

6.3.3. Hoạt động nâng cao nhận thức. giáo dục môi trường

- Biên tập và xuất bản tài liệu tuyên truyền về cộng tác bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

- Tham quan, tuyên truyền đến các xã, trường học

- Tổ chức cho người dân, học sinh trong và xung quanh KBT đến tham quan, giao lưu với KBT, để lồng ghép các nội dung tuyên truyền và giới thiệu về tầm quan trọng của KBT

- Tổ chức các cuộc thi về khả năng đóng góp vào sự nghiệp quản lý bền vững Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu cho cộng đồng người dân, học sinh của các trường học và cán bộ nhân viên các bên liên quan.

- Giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng và nâng cao nhận thức

6.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu

Chi tiết của các hoạt động đề xuất với VCF được thể hiện trong biểu 4b.
Biều a4, Xây dựng các hoạt động nhằm giảm thiểu các nguy cơ

Đe doạ trực tiếp

Nguyên nhân

Phân hạng

Hạng

Đề xuất các hoạt động đáp ứng các đe doạ

Phạm vi

Cường độ

Tính cấp thiết

  • Xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh

  • Nhu cầu sinh kế

  • Nhận thức kém của cộng đồng địa phương

1

2

2

2

Tăng cường năng lực cho cán bộ công nhân viên Khu BT và các cán bộ xã vùng ven (tập huấn, cung cấp trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thiết yếu)

Tiến hành các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương (người quyết định, cán bộ thi hành luật và cộng đồng địa phương)

Thành lập và đưa các Nhóm bảo vệ rừng cộng đồng vào hoạt động


  • Săn bắt và bẫy thú hoang dã

  • Nhu cầu sinh kế




  • Nhu cầu của thị trường

  • Nhận thức kém của cộng đồng địa phương (về giá trị bảo tồn các loài nguy cấp và pháp luật)

2

1

1

1

Điều tra về săn bắt và tiêu thụ động vật hoang dã trong vùng,

Đẩy mạnh hợp tác với các bên có liên quan ( người dân trong ấp, trưởng ấp, nhóm tuần tra rừng cộng đồng, các tổ chức quần chúng…) trong việc tuần tra chống săn bắn,

Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan chức năng (công an, chính quyền địa phương) để kiểm soát việc sở hữu súng săn và sản xuất bẫy,

Đẩy mạnh việc thi hành luật ( khởi tố thợ săn và người buôn bán trái phép, kiểm soát và phạt các nhà hàng vi phạm các quy chế bảo vệ đông vật hoang dã)

Tiến hành các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương (người quyết định, cán bộ thi hành luật và cộng đồng địa phương)

Đàm phán và ký kết với cộng đồng địa phương về thoả thuận không săn bắn, kể cả cam kết với các chủ nhà hàng không vi phạm quy chế bảo vệ động vật hoang dã,

Thành lập và đưa các Nhóm bảo vệ rừng cộng đồng vào hoạt động


  • Xâm lấn của các loài ngoại lai

  • Phát tán hạt qua môi trường nước

  • Do trồng rừng kinh tế

4

4

4

4

Giảm thiểu xâm lấn của cây mai dương và chấm dứt sự xuất hiện của các loài ngoại lai có hại trong KBT.

Nghiên cứu tìm các loài cây để trồng thay thế những cây ngoại lai.

Nghiên cứu biện pháp xử lý cây mai dương vùng bán ngập


  • Khai thác lâm sản ngoài gỗ và củi

  • Nhu cầu cấp thiết của dân địa phương để làm thực phẩm. làm thuốc và chất đốt

  • Nhu cầu của thị trường

5

6

3

5

Tăng cường năng lực cho ban quản lý và các Nhóm tuần tra rừng cộng đồng (tập huấn, cung cấp trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thiết yếu)

Xây dựng các quy chế/hương ước bảo vệ rừng đến từng ấp,

Phát triển làm vườn rừng trong dự án 661

Khai thác thu nhập các nguồn bổ sung từ chương trình 661

Tiến hành các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương (người quyết định, cán bộ thi hành luật và cộng đồng địa phương và học sinh phổ thông)

Tăng cường công tác khuyến nông của dự án đa dạng hoá nguồn thu nhập nông thôn( kỹ thuật canh tác mới, đa dạng giống vật nuôi, cải tạo làm giàu đất…)

Nghiên cứu, xây dựng đề án bảo tồn và phát triển bền vững những lâm sản ngoài gỗ trong và xung quanh Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu,

Ký cam kết với cồng đồng địa phương về khai thác và sử dụng bền vững các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

Hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng vùng đệm cho cộng đồng địa phương trong khuôn khổ dự án 661.


  • Truyền thống lâu đời của dân địa phương,

  • Chương trình xoá đói giảm nghèo (cung cấp nguồn thu nhập cần thiết cho hộ gia đình).

  • Không có kế hoạch cụ thể nào về những khu vực chăn thả gia súc.

3

3

5

3

Tăng cường tuần tra và xử phạt nghiêm khắc những hành vi vi phạm.

Đẩy mạnh hợp tác với cộng đồng địa phương( trưởng ấp, đội bảo vệ rừng, các tổ chức quần chúng…) trong những hoạt động bảo vệ rừng và quản lí việc chăn thả vật nuôi.

Ký thoả thuận với các hộ gia đình trong việc bảo vệ rừng và quản lí việc chăn thả gia súc,

Tiến hành các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương (người quyết định, cán bộ thi hành luật và cộng đồng địa phương)

Xây dựng cột mốc ranh giới, hàng rào bảo vệ và biển báo cho Khu BTTN

Quy hoạch nơi chăn thả gia súc cho các hộ trong và ngoài Khu BTTN

Rà xét lại việc quy hoạch sử dụng cho các hộ sống trong ranh giới của Khu BTTN.

Khai thác thu nhập các nguồn bổ sung từ chương trình 661,

Tăng cường công tác khuyến nông của dự án đa dạng hoá nguồn thu nhập nông thôn( kỹ thuật canh tác mới, đa dạng giống vật nuôi, cải tạo làm giàu đất…).


  • Khai thác gỗ trái phép

  • Nhu cầu thiết yếu của cộng đồng địa phương.

  • Nhu cầu thị trường

6


5

6

6

Tăng cường năng lực cho ban quản lý và các Nhóm tuần tra rừng cộng đồng (tập huấn, cung cấp trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thiết yếu)

Xây dựng các quy chế/hương ước bảo vệ rừng đến từng ấp,

Tăng cường công tác tuần tra, Phát triển đội cơ động để thường xuyên truy quét.

Đẩy mạnh hợp tác với các bên có liên quan (người dân trong ấp, trưởng ấp, nhóm tuần tra rừng cộng đồng, các tổ chức quần chúng…) trong công tác thi hành luật, trao đổi thông tin.

Tiến hành các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương.

Ký các cam kết với cộng đồng địa phương về khai thác gỗ trong KBT.

Khuyến khích cộng đồng địa phương sử dụng vật liệu xây dựng thay thế ngoài gỗ.

Khai thác thu nhập các nguồn bổ sung từ chương trình 661, Trồng cây phân tán.



  • Lửa rừng

  • Truyền thống đốt rừng làm nương rẫy của người dân địa phương,

  • Sử dụng lửa để thu bắt một số loại lâm sản ngoài gỗ (lấy mật ong).

  • Người dân chưa ý thức được tác hại của lửa

7

8

7

7

Tiến hành các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương.

Tăng cường tuần tra, kiểm soát lửa trong mùa khô.

Thành lập đội phòng chống cháy rừng cộng đồng và cung cấp những kiến thức có liên quan cho họ.

Ký thoả thuận với hộ gia đình ấp, khu dân cư về ngăn chặn lửa rừng.

Mua sắm trang thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ tốt nhất cho công tác PCCCR.

Nghiên cứu các biện pháp lâm sinh tổng hợp để phòng chống cháy rừng: loài cây trồng đường băng cản lửa,.…




  • Tác động do phát triển cơ sở hạ tầng. kinh tế trong KBT

  • Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng

  • Phát triển du lịch. kinh tế

8

7

8

8

Đánh giá tác động môi trường, xã hội.

Có sự phối hợp với Ban quản lý KBT trong quá trình quy hoạch, thiết kế và thực hiện




Biểu b4, Sắp xếp các hoạt động ưu tiên đề xuất VCF hỗ trợ

TT

Các hoạt động đề xuất

Khả năng

thành công


Mục tiêu

của rừng

đặc dụng


Nguồn vốn

hiện có

Ưu tiên hỗ

trợ ngân sách

của VCF

1

Nâng cao năng lực quản lý. giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học













1,1

Tập huấn về giám sát đa dạng sinh học, giám sát
việc thực thi cam kết quản lý rừng của cộng đồng

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao

1,2

Tổ chức khoá đào tạo về luật pháp và thi hành luật

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao

1,3

Thành lập tổ QLBVR và xây dựng, giám sát việc thực thi hương ước.

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao

1,4

Giám sát tổ QLBVR thông qua Hạt Kiểm lâm và chính quyền địa phương.

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao

1,5

Điều tra, giám sát một số loài thú quý hiếm, nguy cấp, loài chỉ thị về sinh cảnh, môi trường để đề xuất các biện pháp quản lý bảo tồn kịp thời và hiệu quả.

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Cao

2

Các hoạt động Lâm nghiệp Cộng đồng













2,1

Xây dựng hương ước quản lý rừng bền vững cấp tổ, ấp dựa trên hệ thống kiến thức bản dịa.

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất Cao

2,2

Phân định và đóng mốc ranh giới ngoài thực địa . Phân định ranh giới các phân khu chức năng

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất Cao

2,3

Khảo sát, đìều tra, đánh giá nhận thức và thái độ (perceptions) của người dân địa phương và các bên liên quan về Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu.

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất Cao

2,4

Xác định lộ trình tiếp cận và xây dựng chiến lược nâng cao nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu cho cộng đồng địa phương và tất cả các bên liên quan đến việc quản lý bền vững KBT.

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất Cao

2,5

Xây dựng Dự án bảo tồn và sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ (NTFPs).













3

Hoạt động nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường













3,1

Biên tập và xuất bản tài liệu

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Cao

3,2

Tuyên truyền tại các xã, trường học

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Cao

3,3

Tổ chức các chuyến tham quan, giao lưu và học tập về Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu cho cộng đồng và trường học

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao

3,4

Tổ chức các đợt thi về khả năng đóng góp vào sự nghiệp quản lý bền vững Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu cho cộng đồng, trường học và cán bộ công nhân viên các bên liên quan.

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao

3,5

Giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động Lâm Nghiệp cộng đồng và Nâng cao nhận thức

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao

4

Xây dựng cơ sở dữ liệu













4,1

Thu thập và tổng hợp để xây dựng cơ sở dữ liệu

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao

4,2

Quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu

Cao



Hiện tại không có kinh phí

Rất cao
1   2   3   4   5


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət