Ana səhifə

Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai đÁnh giá nhu cầu bảo tồN KHu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửU


Yüklə 0.53 Mb.
səhifə1/5
tarix26.06.2016
ölçüsü0.53 Mb.
  1   2   3   4   5



Tên khu rừng đặc dụng: KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BẢO TỒN

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU

Vĩnh Cửu, tháng 12 năm 2007



























































PHỤ LỤC 1

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BẢO TỒN Ở KHU BTTN&DT VĨNH CỬU



1, Căn cứ


Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu là một trong những khu vực tập trung phần lớn rừng tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. với độ che phủ của rừng là trên 83.4 %,

1,1, Diện tích rừng và đất rừng


Theo số liệu kiểm kê rừng và đất quy hoạch cho Lâm nghiệp tháng 10/1999 của ban kiểm kê Trung ương và số liệu cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tháng 12/2006, Tổng diện tích quản lý và hiện trạng sử dụng đất của Khu BTTN&DT như sau:

a, Phân theo thực trạng sử dụng


Biểu 01: Hiện trạng sử dụng đất của KBTTN&DT Vĩnh Cửu

TT

HẠNG MỤC

DIỆN TÍCH (ha)

Tổng diện tích

Vùng đệm

Rừng đặc dụng

1

Đất có rừng

56.957,6

3.037,1

53.920,5

a

- Rừng tự nhiên

52.245,4

1.239,6

51.005,8

b

- Rừng trồng

4.712,2

1.797,5

2.914,7

2

Đất chưa có rừng

11.830,7

4.818,2

7.012,5

a

- Đất trống (Ia+Ib+Ic)

4.513,4

433,3

4.080,1

b

- Đất khác (NN. ao hồ. phi SX,,,)

7.317,3

4.384,9

2.932,4

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN = 1 + 2

68.788,3

7.855,3

60.933,0

b, Phân theo chức năng và quy hoạch:

Tổng diện tích: 68,788.3 ha được phân thành 4 phân khu chức năng và vùng đệm



TT

PHÂN KHU CHỨC NĂNG

DIỆN TÍCH (ha)

GHI CHÚ

1

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

28.871,6

 

2

Phân khu phục hồi sinh thái

29.902,0

Cộng Vĩnh An

3

Phân khu bảo tồn di tích

1.750,1

 

4

Phân khu hành chính dịch vụ

409,3

 

5

Vùng đệm

7.855,3

KBT quản lý

TỔNG CỘNG

68.788,3

 





1,2, Tình hình tài nguyên rừng


Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ sinh thái rừng cây họ Dầu trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Ngoài ra, đây còn là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật rừng, trong đó có nhiều loài được xếp là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Động vật có Gấu chó (Ursus malayanus), Báo gấm (Pardofelis nebulosa), Bò tót (Bos gaurus), Vượn đen má vàng (Hylobates gabriellae),… Thực vật có Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib), Gõ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq. Var. siamensis.), Cẩm lai nam (Dalbergia cochinchinensis Pierre in Lan.)…

Khu hệ động thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật rừng của VQG Cát Tiên.


1,2,1, Rừng tự nhiên

* Thực vật rừng

Tổng diện tích rừng tự nhiên: 52.245,4 ha, Bao gồm các loại rừng chính:

- Rừng gỗ : 44.141,7 ha

- Rừng hỗn giao gỗ – Lồ ô (tre nứa) : 7.750,4 ha

- Rừng tre lồ ô : 353,3 ha

a, Thành phần thực vật rừng: Kết quả điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng do WWF và Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam bộ thực hiện năm 2003, bước đầu ghi nhận trong Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có 614 loài thực vật, nằm trong 390 chi, 111 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau.

b, Thảm thực vật rừng:

Với vị trí Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu nằm ở vùng địa hình chuyển tiếp từ phía Nam dải Tr­ường Sơn qua Đông Nam bộ xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, hệ động, thực vật rừng ở đây có quan hệ chặt chẽ với hệ động, thực vật của dãy Trường Sơn Nam. miền Đông Nam bộ và của Việt Nam. Thảm thực vật rừng trong KBT gồm các kiểu rừng và ­ưu hợp thực vật sau:



- Kiểu rừng kín th­ường xanh m­ưa ẩm nhiệt đới

- Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (rkn)



- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới

c, Về kết cấu rừng

Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các Lâm trường trước đây nên phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong khu vực đã bị tác động bằng các giải pháp: Khai thác - TBND, Vì vậy ở những đối tượng này kết cấu tầng rừng đã có nhiều thay đổi khá phức tạp và không còn giữ nguyên kết cấu đặc trưng của từng kiểu trạng thái rừng.
1,2,2, Rừng trồng

Tổng diện tích rừng trồng: 4.712,2 ha

Đặc điểm rừng trồng: Các loại cây trồng chủ yếu: Tràm bông vàng, Tếch và các loài cây gỗ lớn bản địa: Sao đen, Dầu con rái, Dầu song nàng, Bằng lăng với hai phương thức trồng chính là: Thuần loại hoặc hỗn giao phụ trợ - cây gỗ lớn… Phần lớn diện tích rừng trồng trước đây được trồng theo phương thức quảng canh trên đất hoang hoá bạc màu do bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh, mục đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng,


1,2,3, Động vật rừng

Theo kết quả điều tra của WWF và Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật – Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thực hiện năm 2003, thành phần động vật có xương sống trên cạn ở trong Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có 276 loài thuộc 84 họ - 28 bộ phân ra các lớp như sau:

- Lớp Thú : 61 loài thuộc 26 họ - 9 bộ

- Lớp Chim : 154 loài thuộc 43 họ - 15 bộ

- Lớp bò sát : 41 loài thuộc 11 họ - 3 bộ

- Lớp lưỡng thê : 20 loài thuộc 4 họ - 1 bộ

1.3. Cảnh quan rừng


Rừng và thảm thực vật rừng của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu gồm các cảnh quan rừng tự nhiên sau :

- Cảnh quan rừng cây họ Dầu trên đất nguyên trạng vùng đồi

- Cảnh quan rừng cây gỗ lớn nửa rụng lá ưu thế là họ Bằng lăng

- Cảnh quan rừng hỗn giao cây gỗ lớn với lồ ô, tre, nứa

- Cảnh quan rừng ven hồ Trị An

- Cảnh quan rừng trồng

Cảnh quan rừng trên được đan xen nhau và chuyển tiếp theo yếu tố địa hình đã tạo nên những cảnh rừng của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu mang những đặc trưng của sinh cảnh rừng miền Đông Nam Bộ, lưu vực sông Đồng Nai và vùng chiến khu Đ. Những cảnh rừng này có ý nghĩa về mặt tự nhiên, sinh thái là nơi cư trú của các loài động vật rừng, phòng hộ môi trường, nguồn nước và còn có giá trị về phát triển du lịch sinh thái.

1.4. Đặc điểm về lịch sử – Văn hóa


Ngoài những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội nêu trên, tại địa bàn Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu còn có 03 Di tích Lịch sử được công nhận cấp Quốc gia, đây là những căn cứ Cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của miền Đông Nam Bộ, chiến trường miền Nam, trong đó căn cứ Khu uỷ miền Đông và Trung ương Cục miền Nam đã được trùng tu tôn tạo. Do vậy rất thuận lợi cho công tác đầu tư phát triển du lịch sinh thái và về nguồn của đơn vị.

Vùng này trong chiến tranh là nơi chịu nhiều thảm họa của chiến tranh hoá học do quân đội Hoa Kỳ rải nhằm huỷ diệt con người và thiên nhiên.

Ngoài ra, rừng trong khu vực còn có chức năng rất quan trọng là phòng hộ trực tiếp cho hồ thủy điện Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng sinh thái cho vùng tam giác trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam, đồng thời là nơi có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái.

  1   2   3   4   5


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət