Ana səhifə

Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai đÁnh giá nhu cầu bảo tồN KHu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửU


Yüklə 0.53 Mb.
səhifə2/5
tarix26.06.2016
ölçüsü0.53 Mb.
1   2   3   4   5

2. Mục tiêu


Xác định mối đe dọa đến đa dạng sinh học có tầm quan trọng cấp Quốc gia và Quốc tế nhằm đưa ra các họat động để giải quyết các nguy cơ đe dọa đó.

Đánh giá sự tham gia và ý thức của người dân địa phương trong công tác QLBVR, sử dụng hợp lý và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên ở KBT. Đồng thời xây dựng cơ sở cho việc giám sát tác động của các hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ bảo tồn Việt Nam.


3. Nhân sự


Công tác đánh giá nhu cầu bảo tồn được Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhóm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật vùng phía Nam, cán bộ Phân viện Điều tra - Quy họach rừng Nam bộ và sự hợp tác của người dân và chính quyền địa phương huyện Vĩnh Cửu

3.1. Cán bộ Khu Bảo tồn


- Ông: Trần Văn Mùi, chức vụ: Giám Đốc

- Ông: Nguyễn Danh Báo, chức vụ: Phó giám đốc

- Ông: Nguyễn Minh Tâm, chức vụ: Phó giám đốc

- Ông: Tô Bá Thanh, chức vụ: Trưởng phòng KH – KT

- Ông: Trần Đình Hùng, chức vụ: Phó phòng KH – KT

- Ông: Nguyễn Tuấn Kiệt, chức vụ: Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm

- Bà : Trần Thị Thảo, chức vụ: Nhân viên phòng KH – KT

- Ông: Nguyễn Hoàng Hảo, chức vụ: Phó phòng KH - KT


3.2. Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật vùng


- Ông: Vũ Ngọc Long, chức vụ: Phó viện trưởng Viện sinh học Nhiệt đới, trung tâm đa dạng sinh học và phát triển. Chuyên gia sinh thái nhân văn

- Ông: Hoàng Minh Đức, chức vụ: Cán bộ quản lý động vật hoang dã, phụ trách truyền thông trung tâm đa dạng sinh học và phát triển. Viện sinh học Nhiệt đới. Tiến sĩ sinh thái động vật

- Ông: Lê Bửu Thạch, chức vụ: Cán bộ điều phối trung tâm đa dạng sinh học và phát triển. Viện sinh học Nhiệt đới, tiến sĩ sinh thái học thực vật

- Ông: Ken Proud: Chuyên gia cao cấp về lập kế hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học, sinh thái, trưởng nhóm cố vấn

- Ông: Rodolfo A.Giambelli, chuyên gia cao cấp về xã hội và sự tham gia

3.3. Cán bộ phân viện Điều tra – Quy hoạch rừng Nam bộ


- Ông: Nguyễn Đức Ngắn, chức vụ: Giám đốc trung tâm Sinh thái Tài nguyên sinh vật

- Ông: Trương Công Khanh, chức vụ: Phó giám đốc trung tâm STTN sinh vật


3.4. Các bên liên quan


Người dân địa phương và chính quyền địa phương các xã: Mã Đà – Hiếu Liêm – Phú Lý huyện Vĩnh Cửu

4. Thời gian


Trong 1 tuần từ ngày 02 - 08/05/2007 thống nhất chỉnh sửa và bổ sung lần cuối vào tháng 12 năm 2007.

5. Sự tham gia của đối tác địa phương


Với đặc điểm dân cư trên địa bàn KBT sống phân bố rải rác thành nhiều cụm, xen lẫn trong các khu rừng. Do đó, mời đại diện cộng đồng trong vùng lõi là các hộ đồng bào dân tộc Ch’ro xã Phú Lý nhận rừng giao khoán bảo vệ vì đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao và là vùng giáp ranh với VQG Cát Tiên.

Đại diện các hộ gia đình nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo Nghị định của Chính phủ số 01/CP ngày 04/01/1995 sinh sống trong và xung quanh KBT.

Đại diện các hội: Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, các già làng, trưởng bản của các cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh KBT.

Đại diện chính quyền địa phương của các ấp sống trong và xung quanh KBT, chính quyền các xã Mã Đà, Hiếu Liêm thuộc huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.


6. Phương pháp


Thực hiện đánh giá nhu cầu bảo tồn theo 02 phần

6.1. Đánh giá hiệu quả quản lý rừng đặc dụng:

Hiệu quả quản lý rừng đặc dụng của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu được đánh giá bằng công cụ đánh giá theo dõi hiệu quả quản lý. Kết quả đánh giá bước đầu là 60 điểm trên tổng số 91 điểm (xem Biểu 6). Kết quả này là cơ sở để KBT tự đánh giá hiệu quả quản lý hàng năm các hoạt động bảo tồn của đơn vị. Kết quả đánh giá sau khi hoàn thành dự án 2 năm sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án

6.2. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học có tầm quan trọng

Trên cở sở kết quả điều tra của tổ chức WWF, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam bộ năm 2003, qua tham vấn với cộng đồng địa phương trong quá trình thực hiện bản Đánh giá nhu cầu bảo tồn cũng như Báo cáo sàng lọc xã hội, những mối nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở mức độ sinh cảnh và loài được xác định (xem biểu 2 và biểu 3)
6.2.1. Các yếu tố bảo tồn có tầm quan trọng quốc tế

Các yếu tố bảo tồn có tầm quan trọng quốc tế ở Khu BTTN & DT Vĩnh Cửu bao gồm Hệ sinh thái rừng thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái rừng cây họ dầu đặc trưng miền Đông Nam bộ. Trong các hệ sinh thái này, nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm có tầm quan trọng quốc tế đã được ghi nhận như: Thực vật có: Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), Cẩm lai bà rịa (Dalbsegia bariensis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Sao den (Hopea odorata), Máu chó lá to (Knema pierrei), Xoài Đồng Nai (Mangifera dongnaiensis).… Động vật có: Vượn má hung (Nomascus gabriellae), Bò tót (Bos gaurus), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Chà vá chân nâu (Pygathrix nigripes), Voi (Elephans maximus), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà so cổ hung (Arborophila davidi)…

Chi tiết về từng loài động thực vật và sinh cảnh, các mối đe doạ. vai trò trong hệ sinh thái và các hành động đề xuất nhằm bảo tồn sự nguyên vẹn của hệ sinh thái cũng như bảo tồn loài được thể hiện trong biểu 2.



Biểu 02: Các yếu tố bảo tồn có tầm quan trọng của KBTTN&DT Vĩnh Cửu

Loài

Đe dọa

Sinh cảnh

Vùng sinh sống

Sinh thái và thức ăn

Mùa sinh sản

Hành động cần để bảo tồn

Động vật



















Yellow-cheeked crested gibbon (Nomascus gabriellae)

Vượn má hung



Mất sinh cảnh (do sản xuất và khai thác rừng), săn bắn cho nhu cầu thức ăn. làm thuốc và thú nuôi

Sống trong rừng nhiệt đới thường xanh, ít gặp ở độ cao từ 1500-2000m. Thích sống ở rừng trên đất thấp

Mỗi gia đình sống trong lãnh thổ khoảng 20-50ha. Cần xác định đối với các bầy ở địa phương.

Sống trên cây, thức ăn chủ yếu là quả, ngoài ra còn ăn lá, côn trùng


Chưa rõ (tùy địa phương)

Tăng diện tích độ che phủ của rừng bằng việc trồng các loài cây ăn quả (cây rừng) hoặc thay đổi sinh cảnh

Black-shanked Douc Langur

(Pygathrix nigripes)

Chà vá chân nâu


Mất sinh cảnh (do sản xuất và khai thác rừng), săn bắn cho nhu cầu thức ăn, làm thuốc và thú nuôi

Sống trong rừng già, rừng nguyên sinh ở những vùng rừng hỗn giao Gỗ-Tre nứa hoặc rừng cây gỗ lớn

Sống thành đàn 5 – 10 cá thể có đàn lên đến 20 – 30 cá thể. Mỗi đàn có vùng sinh sống phân biệt tương đối so với các đàn khác

Hoạt động ban ngày vào sáng sớm và chiều tối, buổi trưa và đêm nghỉ ngơi, trú ẩn trên cây cao, mỏm và hốc đá thức ăn chủ yếu là chồi, lá non và quả cây

Mùa sinh sản tập trung từ tháng 3 đến tháng 8

Cấm tuyệt đối không được đánh bắt. Tăng diện tích độ che phủ của rừng bằng việc trồng các loài cây ăn quả (cây rừng) hoặc thay đổi sinh cảnh

Asian Elephant

(Elephas maximus)

Voi châu á


Mất sinh cảnh (do sản xuất và khai thác rừng, cháy rừng)

Sống ở rừng thưa. thứ sinh pha tre nứa xen nhiều trảng cỏ trong thung lũng hay vùng đồi núi thấp

Di chuyển theo mùa để kiếm đủ nguồn thức ăn. Sống thành đàn 3 – 6 con. riêng voi đực thường đi lẻ

Mỗi cá thể cần tới 150 kg thực vật mỗi ngày và phần lớn là cỏ. Chúng cũng thích ăn quả rừng và bổ sung muối khoáng

Chưa rõ (tùy địa phương)

Tuyệt đối cấm săn bắn. Mở rộng và cải tạo sinh cảnh. tạo thêm các điểm muối khóang nhân tạo. Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân để giảm xung đột giữa Voi và con người

Gaur (Bos gaurus)

Bos frontalis

Bò tót


Suy giảm sinh cảnh và săn bắn. Việc chăn thả gia súc trong rừng có thể làm bò tót lây nhiễm dịch lở mồm long móng và các bệnh khác

Thích sống ở các vùng đồi có đá và cỏ ở gần đỉnh. Phân bố ở độ cao chủ yếu 450-1800m. Mùa mưa chúng di chuyển từ những thung lũng ẩm ướt đến những nơi cao, khô ráo hơn.

Sống thành bầy lên đến 40 con dẫn đầu bởi 1 con cái trưởng thành. Mật độ quần thể khoảng 0,6 con/km2. Lãnh thổ của một bầy khoảng 80km2.

Cỏ là thức ăn chính, ngoài ra chúng còn ăn măng tre hoặc quả rụng.

Sinh sản gần như quanh năm, cao điểm rừ tháng 12 đến tháng 6. Chia cắt sinh cảnh đã làm cho các bầy bò tót cô lập với nhau trong những tiều quần thể, quá nhỏ để bầy có thể tồn tại về mặt di truyền.

Mở rộng diện tích khu bảo tồn. tạo hành lang xanh giữa các vùng đồi. Việc bắt và tái du nhập vào các nơi khác nhau có thể làm giảm giao phối đồng huyết

Crested Argus pheasant (Rheinardia ocellata)

Trĩ sao


Suy giảm chất lượng, diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác, chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp và xây dựng đường giao thông. Xáo trộn và bị đánh bắt ở những điểm trĩ sao múa được xem còn nguy hiểm hơn phá rừng ở nhiều nơi.

Rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh đến độ cao 1500m, Thường ghi nhận ở những nơi sinh cảnh rừng xuống cấp hay bị khai thác gỗ. Mật độ cao nhất ở rừng nguyên sinh trên đất thấp đến 900 m

Chưa rõ

Quả mọng, ấu trùng, côn trùng, lá cây, quả mây và ếch nhái

Con non không tự ăn trong mấy ngày đầu và phải được mẹ mớm mồi.



Chúng tường kêu trong mùa sinh sản, ở Lào là từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy nhiên ở gần Huế, con non khoảng 10 ngày tuổi được bắt vào tháng 8

Ngăn cấm lấy mây và cây gỗ mục từ rừng đặc dụng. Ở vùng đệm, cấm khai thác mây vào mùa ra quả

Tăng cường tuần tra vào mùa sinh sản để thu gom bẫy



Orange-necked Partridge

(Arborophila davidi)

Gà so cổ hung



Suy giảm chất lượng, diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác, chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp và xây dựng đường giao thông. Xáo trộn và bị đánh bắt .

Rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh. Thường ghi nhận ở những nơi sinh cảnh rừng xuống cấp hay bị khai thác gỗ. Mật độ cao nhất ở những khu vực có đồi bát úp


Chưa rõ

Quả mọng, ấu trùng, côn trùng, lá cây, quả mây và ếch nhái.

Chúng tường kêu trong mùa sinh sản. từ tháng 3 đến tháng 5.

Ngăn cấm lấy mây và cây gỗ mục từ rừng đặc dụng. Ở vùng đệm, cấm khai thác mây vào mùa ra quả

Tăng cường tuần tra vào mùa sinh sản để thu gom bẫy



Thực vật

Đe dọa

Sinh cảnh

Vùng sinh sống

Sinh thái và thức ăn

Mùa sinh sản

Hành động cần để bảo tồn


Afzelia xylocarpar (Kurz) Craib. 1921

Gõ đỏ (cà te)



Suy giảm chất lượng, diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác, chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp và xây dựng đường giao thông.

Khai thác các loài cây gỗ qúy,



Rừng mưa nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa. Là loài đặc hữu của Đông Dương

Sống ở rừng dày, rừng hỗn hợp dưới 700 mét, phân bố ở Vọng Phu, Đồng Nai, Tây Ninh, Sài Gòn

Mọc ở nhửng nơi đất bằng phằng hay sườn đồi nơi có tầng đất sâu, thoát nước

Tái sinh bằng hạt tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng, Cây rụng lá vào tháng 12 và ra lá non vào tháng 1, Ra hoa tháng 3 – 4 và quả chín vài tháng 10 - 11

Trồng phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa,

Tăng cường tuần tra để ngăn ngừa tình trạng khai thác gỗ qúy



(Dalbergia cochinchinensis)

Trắc (Cẩm lai nam)



Loài cây cho gỗ quý, có giá trị nên bị khai thác mạnh. Môi trường sống ngày càng bị thu hẹp

Sống trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá mưa mùa.

Là loài đặc hữu của Đông Dương. Phân bổ ở độ cao dưới 600 mét

Cây mọc rải rác, có khi thành đám nhỏ, trên đất phù sa cổ màu từ xám đến vàng, tầng đất dầy và giàu chất dinh dưỡng

Mùa ra hoa tháng 5 – 7 và quả chín vào tháng 9 - 12

Cấm khai thác, tạo giống đưa vào trồng rừng

(Mangifera đongnaiensis )

Xoài Đồng Nai



Suy giảm chất lượng. diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác. chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp

Sống trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá mưa mùa,

Loài đặc hữu của Việt Nam

Mọc theo sông Đồng Nai từ Di linh (Lâm Đồng) đến Biên Hòa (Đồng Nai)

Chưa rõ

Cấm khai thác, tạo giống đưa vào trồng rừng

( Dipterocarpus dyeri )

Dầu song nàng



Suy giảm chất lượng, diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác, chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp và xây dựng đường giao thông.

Khai thác các loài cây gỗ qúy.



Là loài thực vật rất đặc trưng trong rừng thường xanh. ẩm. luôn chiếm tầng cao nhất của rừng

Thường gặp ở địa hình bằng phẳng

Tái sinh tự nhiên tốt và có khả năng mọc thành quần thụ ưu thế

Chưa rõ

Trồng phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa.

Tăng cường tuần tra để ngăn ngừa tình trạng khai thác gỗ qúy



(Dipterocarpus costatus )

Dầu mít


Suy giảm chất lượng, diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác quá mức, chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp và xây dựng đường giao thông.


Mọc trong rừng nửa rụng lá hay rừng thường xanh.

Trên các loại đất sét khá dầy, vùng phù sa cổ

Là cây ưa sáng nhưng chịu bóng trong 2 năm đầu, Tái sinh tự nhiên tốt và có khả năng mọc thành quần thụ ưu thế

Quả chín vào tháng 3 - 4

Trồng phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa,

Tăng cường tuần tra để ngăn ngừa tình trạng khai thác gỗ qúy



(Dipterocarpus alatus)

Dầu rái


Suy giảm chất lượng, diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác quá mức, chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp và xây dựng đường giao thông

Là loài thực vật rất đặc trưng trong rừng thường xanh, ẩm, luôn chiếm tầng cao nhất của rừng

Thường phân bố ở độ cao 100 – 750 mét. mọc tốt trên đất feralitic vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica

Là cây ưa sáng nhưng chịu bóng trong 2 năm đầu. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây nguyên và Đông nam bộ

Cây ra hoa tháng 1 – 2 quả chín vào tháng 4 - 5

Trồng phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa.

Tăng cường tuần tra để ngăn ngừa tình trạng khai thác.



Các sinh cảnh quan trọng

Đe doạ

Phân bố

Vai trò

Hành động bảo tồn

Rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Suy giảm chất lượng. diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác quá mức. chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp




Tài nguyên rừng có giá trị khoa học về bảo tồn gen và bảo tồn thiên nhiên, Rừng có giá trị giáo dục và cảnh quan

Phòng hộ nguồn thuỷ sinh tự nhiên. bảo vệ đất đai. hạn chế sức phá hoại của thiên tai. đồng thời giảm thiểu nguồn ô nhiễm môi trường



Ngăn chặn việc xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh, đặc biệt là trong khu bảo vệ nghiêm ngặt

Hệ sinh thái rừng cây họ Dầu tiêu biểu của lưu vực sông Đồng Nai và miền Đông Nam bộ

Suy giảm chất lượng, diện tích rừng và sự chia cắt sinh cảnh do khai thác quá mức, chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp




Tài nguyên rừng có giá trị khoa học về bảo tồn gen và bảo tồn thiên nhiên.

Rừng cây họ Dầu tiêu biểu cho tỉnh Đồng Nai. lưu vực sông Đồng Nai và miềm Đông Nam bộ



Ngăn chặn việc xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh.Xây dựng và thực hiện dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa tại vùng chiến khu D
6.2.2. Những đe doạ trực tiếp đến các yếu tố đa dạng sinh học
Qua tham vấn cộng đồng địa phương, báo cáo sàng lọc xã hội và báo cáo tổng kết đánh giá bảo vệ rừng hàng năm của đơn vị, những mối đe doạ trực tiếp đến ĐDSH của khu bảo tồn đã được xác định và các hoạt động nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi này đã được đề xuất (Biểu 3).
Biểu 03: Những đe doạ trực tiếp đến ĐDSH của KBTTN&DT Vĩnh Cửu

Những đe doạ trực tiếp đến các yếu tố đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc tế xác định ở Biểu 2

Stt

Đe doạ trực tiếp

Mô tả ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

Kiến nghị giảm thiểu tác động

1

Xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh

Chuyển đổi rừng mưa với hơn 200 loài cây trên 1 ha thành đất nông nghiệp hoặc đồn điền độc canh tác động rõ ràng đến mức độ ĐDSH. Các vườn điều ở Vĩnh Cửu dường như có mối quan hệ gắn kết với loại đất có nhiều tổ mối. Những vùng đất như vậy có ý nghĩa quan trọng đối với trĩ sao, công (những loài mà sinh sản chịu ảnh hưởng bởi thức ăn) và trút (tê tê) những loài có thức ăn chủ yếu là mối và kiến. Mất các loài cây sung, da và các loài cây ăn quả khác cũng gây ra nhưng ảnh hưởng lớn đến ĐDSH bởi quả sung, da chiếm đến 57% thức ăn của các loài chim ăn quả.

Ngăn chặn việc xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh, đặc biệt là trong khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Xác định và bảo vệ những khu vực có tổ mối khỏi việc lấn chiếm đất rừng.

Trả công cho cộng đồng trồng lại các loài cây rừng có quả, các loài sung, da. Tránh lạm dụng việc trồng cây họ dầu bởi những loài này không cung cấp thức ăn cho loài chim. thú nào, và còn có thể bị khai thác làm gỗ trong tương lai.

Liên lạc các trung tâm khuyến nông hỗ trợ làm các mô hình trình diễn bên ngoài KBT hiệu quả về lao động và đảm bảo về nhu cầu thực phẩm trên một diện tích nhỏ. Yêu cầu các gia đình không thả chó ban đêm để chó không tấn công trút khi chúng kiếm ăn ban đêm trong vườn.



2

Săn bắn động vật hoang dã

Do dân địa phương tiến hành để làm thức ăn, thuốc và để bán cho nhà hàng trong khu vực. các loài quý hiếm có tầm quan trong quốc tế thường được săn bắt khi có cơ hội. Tất cả các loài này được đem bán cho thị trường.

Việc săn bắn quanh năm sẽ giết chết những động vật đang mang thai như nai, heo rừng và những con non còn bú mẹ. Hồng hoàng mái khi ấp trứng và nuôi con sẽ ở trong tổ được bịt gần kín sẽ bị chết cùng với con non của nó nếu hồng hoàng trống. con duy nhất cung cấp thức ăn cho mẹ và bầy con. bị giết chết, Một số loài sẽ tuyệt chủng nếu không có sự phân tán tự do trong môi trường sống, Nếu 50% chim và thú có vai trò phát tán hạt bị mất đi thi việc thụ phấn và phát tán của thực vật cũng sẽ suy giảm.



Không săn bắn và bẫy những loài động vật hoang dã trong ranh giới KBT.

Tìm hiểu thông tin về mùa sinh sản của các loài động vật, lúc nào con mẹ nuôi con non từ những người dân tộc thiểu số có kinh nghiệm và ký kết thoả thuận không săn bắt động vật trong KBT và không sắn bắn trong vùng đệm trong mùa sinh sản.

Khi tuần tra rừng cần ghi lại các thông tin về mùa làm tổ của chim, giao phối của thú, lúc chim tha mồi hoặc thú có con non và xác định vị chính xác bằng GPS.

Tăng cường tuần tra vào mùa sinh sản



3

Xâm lấn của các loài ngoại lai

Loài xâm lấn chính đe dọa sinh cảnh bên trong KBT là cây Mai dương. Vì hạt của cây này có thể phát tán qua môi trường nước, vì vậy tất cả các khu vực thủy sinh đều bị nguy cơ xâm lấn, các loài cây trồng nhập nội như: Keo, Tếch, Xà cừ...

Giảm thiểu xâm lấn của cây mai dương và chấm dứt sự xuất hiện của các loài ngoại lai có hại trong KBT.

Nghiên cứu tìm các loài cây để trồng thay thế những diện tích bị mai dương xâm lấn.

Nghiên cứu biện pháp xử lý cây mai dương vùng bán ngập


4

Khai thác lâm sản phụ quá mức

Hầu hết do dân địa phương khai thác để đáp ứng những nhu cầu cấn thiết ( tre, măng, cây thuốc, mật ong …). Mặc dù việc thu hái LSNN hiện có tác động tương đối nhỏ, nhưng hoạt động này có tiềm năng gây ra sự suy thoái sinh cảnh nghiêm trọng nếu không được tuân thủ nguyên tắc bền vững và giám sát chặt chẽ. Một số tác động đến ĐDSH của việc khai thác lâm sản như sau:

Quả mây là nguồn thức ăn cho các loài chim quý như trĩ sao, công.

Một số loài chuyên thụ phấn cho hoa có thể bị tuyệt chủng nếu khai thác quá mức các loài hoa lan.

Người dân có xu hướng khai thác cạn kiệt lâm sản ngoài gỗ ở những địa điểm mà họ phát hiện.




Khai thác bền vững và đều đặn lâm sản ngoài gỗ trong những khu vực của KBT, Gỗ củi khai thác từ vườn rừng hoặc khai thác tận dụng theo quy chế quản lý rừng rừng đặc dụng của Chính phủ.

Không cho phép khai thác mây vào mùa ra hoa

Nhân giống các loài lan từ số lan tịch thu được cũng như các loài cây cảnh khác để bán nếu địa phương có nhu cầu.

Tạo những khu vực trồng lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm. Đảm bảo các loài lâm sản ngoài gỗ có khả năng sinh trưởng và phát triển. Hạn chế khai thác đối với một số đối tượng



5

Chăn thả gia súc trong Khu Bảo tồn (đặc biệt là trong vùng lõi)

Gia súc là nguồn thu nhập quan trọng đối với những hộ gia đình sống bên trong hoặc ở vùng đệm của KBT.

Việc chăn thả gia súc tự do trong KBT sẽ dẫn đến cạnh tranh thức ăn đối với các loài động vật hoang dã đặc biệt là các loài có tầm quan trọng bảo tồn quốc tế như như bò tót, voi, Nai... Việc đốt các trảng cỏ hàng năm giúp tăng nguồn thức ăn cho các loài thú ăn cỏ nhưng cũng có thể hủy lớp thảm mục (thực bì), nơi duy trì sự đa dạng của khu hệ động vật không xương sống.

Lan truyền các bệnh dịch của thú nuôi đến thú hoang dã có thể xảy ra, đe dọa quần thể bò tót và các quần thể thú móng guốc khác. KBT lúc này đóng vai trò như nơi chứa các mầm bệnh và có thể ảnh hưởng ngược lại các loài thú nuôi trong tương lai.

Việc giao phối giữa thú nhà và thú hoang gây nguy hại cho việc bảo tồn sự nguyên vẹn nguồn gen của các quần thể động vật rừng.



Ngăn chặn không để tự do chăn thả gia súc trong ranh giới KBT,

Gia súc được chăn thả theo quy hoạch (vùng đệm) KBT

Thoả thuận với những người chăn thả gia súc tạm thời ngừng chăn thả trong một quảng thời gian hoặc mùa để phục hồi các sinh cảnh trảng cỏ.

Thảo luận với cộng đồng và ký thỏa thuận không thả rông gia súc nhằm giảm những tác động tiêu cực đến thú hoang dã.

Tạo thức ăn khô (ví dụ cây lúa. cỏ voi…) nhằm bổ sung thức ăn cho gia súc.

Bổ sung thức ăn hỗn hợp mật rỉ - urê - khoáng cho gia súc có thể gia tăng sản lượng gia súc của những người chăn nuôi nhỏ. Thức ăn này cũng có thể giúp thú hoang giảm việc phụ thuộc vào những điểm muối khoáng. Có thể để những điểm cung cấp này ở bên ngoài khu bảo tồn



6

Khai thác gỗ trái phép

Người dân địa phương sống trong KBT và các vùng phụ cận lấy để làm nhà hoặc làm đồ gỗ, thỉnh thoảng để bán hoặc trao đổi.

Không còn khai thác gỗ trong KBT.

7

Cháy rừng

Các vụ cháy thỉnh thoảng xảy ra do hoạt động của dân địa phương sống trong KBT. trong mùa khô như , đốt nương chuẩn bị đất gieo trồng…

Cháy rừng ở nhiều nơi là nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học rất nghiêm trọng. Lửa rừng không chỉ thiêu huỷ các loài thực vật mà còn ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến các loài động vật, nhất là những loài động vật bậc thấp, là cơ sở của lưới thức ăn



Tất cả các vụ cháy đã được ngăn chặn trước khi chúng gây ra những ảnh hưởng có hại tới rừng và ĐDSH

Đốt có điều khiển những khu vực thường xảy ra cháy rừng

Tăng cường tuần tra canh gác trong suốt mùa khô. Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng hàng năm.


8

Các tác động do phát triển trong Khu Bảo tồn

Phát triển cơ sở hạ tầng không kiểm soát có thể làm tăng các tác động tiêu cực đối với khu vực. Những con đường nâng cấp và làm mới sẽ tăng khả năng tiếp cận cho những người đi săn, ngăn cản sự di chuyển của các loài động vật và chia cắt sinh cảnh.

Có đánh giá tác động môi trường. xã hội. Tiến đến giảm thiểu các hoạt động phát triển bên trong KBT một cách không bền vững. đe dọa đến sinh cảnh và đặc biệt là các loài bảo tồn có tầm quan trọng quốc tế hay mang tính nguy cấp toàn cầu.



6.2.3. Những khó khăn và mối đe doạ trực tiếp đến Khu Bảo tồn

- Hạn chế về nguồn nhân lực

Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu được thành lập đầu năm 2004. Mặc dù trước đây cán bộ KBT hầu hết đều đã được đào tạo cơ bản về Lâm nghiệp và nghiệp vụ Kiểm lâm. nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều những kiến thức về khoa học và quản lý cần thiết cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Năng lực hiện tại của cán bộ Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công tác bảo tồn trong giai đọan hiện nay, các kỹ năng thực thi pháp luật, vận động, truyền thông cho cộng đồng… còn nhiều hạn chế do đó cần:

+ Nâng cao hiểu biết về pháp luật QLBVR và bảo vệ môi trường và năng lực thi hành pháp chế QLBVR.

+ Tăng cường năng lực giám sát môi trường và đa dạng sinh học.

+ Nâng cao hiểu biết về du lịch sinh thái và các biện pháp tổ chức thực hiện các họat động du lịch sinh thái.

- Dân cư sống trong ranh giới của KBT

Do điều kiện lịch sử để lại, khi KBT được thành lập các cụm dân cư sinh sống trong ranh giới KBT và một phần sống giáp ranh KBT. Hiện tại trong phạm vi của KBT còn 16 cụm dân cư sinh sống.

Các hoạt động sản xuất của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học của đơn vị.

Quy hoạch ổn định dân cư là một nhiệm vụ rất quan trọng của chính quyền địa phương và KBT trong thời gian tới. Để bảo vệ hiệu quả tài nguyên đa dạng sinh học và tạo điều kiện tối đa cho các loài sinh vật được sinh trưởng và phát triển bền vững thì việc xây dựng mốc ranh giới rõ ràng giữa KBT và các vùng dân cư là việc làm cấp thiết hiện nay mà KBT phải thực hiện.



- Khai thác tài nguyên rừng trái phép của người dân ở các tỉnh giáp ranh, đặc biệt là trong mùa nước lớn

Phía Bắc và Tây Bắc KBT giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước với mật độ dân cư lớn và ở 02 khu vực giáp ranh này hiện không còn rừng. Do nhu cầu sinh hoạt của người dân họ thường khai thác gỗ làm nhà, củi đun và các nhu cầu khác. Đặc biệt là trong mùa mưa khi mực nước dâng cao ở các con suối, hồ nước, người dân đã lợi dụng vào nguồn nước để vận chuyển lâm sản, đây là một trong những khó khăn cho công tác QLBVR.

Công tác phối kết hợp trong quản lý bảo vệ rừng với các địa bàn giáp ranh là rất quan trọng. Bên cạnh đó KBT cũng tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng trong mùa mưa.

- Kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn

90-95% người dân sống bằng nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn, dân trí thấp, một bộ phận dân cư còn sống lệ thuộc vào tài nguyên rừng.

Ổn định dân cư, phát triển kinh tế, phát huy các nguồn lực có sẵn, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, từng bước nâng cao đời sống của người dân trong vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn sinh cảnh và giảm áp lực đối với tài nguyên rừng của đơn vị.

- Xâm lấn của các loài ngoại lai

Trong KBT có nhiều hồ lớn, nhiều sông suối và các vùng bán ngập, đây là những khu vực bị loài cây Mai dương (Mimosa pigra) xâm lấn rất nghiêm trọng. Đồng thời trước đây do nhu cầu trồng rừng nguyên liệu nên nhiều loài cây mọc nhanh nhập nội cũng được trồng nhiều trong khu vực.

Từng bước nghiên cứu, khống chế và xử lý triệt để sự xâm lấn của loài Mai dương và thay thế các loài cây trồng nhập nội thành những loài cây gỗ lớn bản địa là một trong những nhiệm vụ của KBT đang thực hiện.

- Kết cấu rừng đã bị thay đổi phức tạp

Do hậu quả của chất độc hoá học trong chiến tranh và hoạt động khai thác kinh doanh của các Lâm trường trước đây nên kết cấu rừng hiện tại là khá phức tạp. Nhiều diện tích rừng nghèo kiệt, khó có thể phục hồi tự nhiên về trạng thái ban đầu.

Dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa tại vùng chiến Khu Đ đã được KBT xây dựng. Các chương trình cải tạo và phục hồi sinh cảnh cũng đang được xây dựng và thực hiện như chương trình cải tạo bãi thức ăn cho thú, cải tạo sinh cảnh giáp ranh với VQG Cát Tiên...

- Các mối đe doạ trực tiếp: Được thể hiện trong biểu 4a

Qua phân tích, đánh giá thì:

Hai mục tiêu quan trọng nhất của KBT là:


  • Bảo tồn và phát triển các loài, sinh cảnh quan trọn,. khôi phục hệ sinh thái rừng cây họ Dầu trong diện tích KBT và bảo vệ rừng đầu nguồn của hồ thủy điện Trị An.

  • Nâng cao nhận thức về quản lý bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học cho cán bộ công nhân viên KBT và cộng đồng người dân địa phương.

Hai mối đe dọa chính đến đa dạng sinh học của KBT là:

  • Săn bắn, bẫy động vật hoang dã, khai thác không bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương.

  • Thay đổi sinh cảnh do phá rừng làm rẫy và sinh vật ngoại lai xâm lấn, cháy rừng

1   2   3   4   5


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət