Ana səhifə

Nghiên cứu kết quả ĐIỀu trị sỏi thận trên thậN ĐÃ phẫu thuật bằng táN sỏi ngoài cơ thể


Yüklə 196.5 Kb.
tarix24.06.2016
ölçüsü196.5 Kb.


NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TRÊN THẬN ĐÃ
PHẪU THUẬT BẰNG TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ


BS. Lê Đình Đạm, PGS.TS. Lê Đình Khánh, Ths. Nguyễn Khoa Hùng

Trường Đại học Y Dược Huế

  1. Mục tiêu

  • Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận trên thận đã phẫu thuật bằng tán sỏi ngoài cơ thể.

  • Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị sỏi thận trên thận đã phẫu thuật bằng tán sỏi ngoài cơ thể.

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

a/ Đối tượng:

Gồm 28 bệnh nhân có sỏi thận trên thận đã phẫu thuật

b/ Phương pháp nghiên cứu


  • Tỷ lệ thành công chung sau 4 lần tán được xác định bằng phương pháp Kaplan Meier của phân tích sống.

  • Chỉ số hiệu quả (EQ: efficiency quotient) tính theo công thức do Clayman (EQ= %hết sỏi/(100% + % tán sỏi lại + % PP hỗ trợ) đưa ra và chỉ số hiệu quả cải tiến (EQ: efficiency quotient modify = % hết sỏi/(số lần tán trung bình trên một bệnh nhân + %PP hỗ trợ))

  • Đánh giá các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công bằng phương pháp phân tích theo mô hình Cox . H(t) = H0(t) x Exp(b1X1 + b2X2 +…. BiXi)

  1. Kết quả

Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết quả:

  • Tỷ lệ thành công sau 1 lần tán là 3.4 %; 2 lần tán là 3.4 %; 3 lần tán là 15,6 % và sau 4 lần tán là 74.7%.

  • Chỉ số hiệu quả là 33.7%, chỉ số hiệu quả cải tiến là 23.5%

  • Các yếu tố hạn chế thành công của tán sỏi là số lượng sỏi trên một bệnh nhân (OR=0.784).

  • Các yếu tố ảnh hưởng tốt đến thành công là giới nam (OR=1.542), biện pháp hổ trợ sond JJ (OR=1.481).

  • Thay đổi số lượng sỏi sau tán là một yếu tố tiên lượng thành công của phương pháp tán sỏi.

  • Không có biến chứng nặng xảy ra, có 31 lần có biến chứng đái máu trên 79 lần tán chiếm 32%.

4/ Kết luận:

Điều trị sỏi thận trên thận đã phẫu thuật đạt kết quả tốt sau 4 lần tán




EVALUATION OF RESULTS OF TREATMENT BY ESWL FOR
KIDNEY STONES IN KIDNEY OPERATED PREVIOUSLY

LE DINH DAM. LE DINH KHANH, NGUYEN KHOA HUNG
SUMMARY

Objectives: we assessed the efficacy and to define the factors that affect the success rate of extracorporeal shock wave lithotripsy (ESWL) for the treatment for stone in kiney operated previously Materials and methods: Between july 2007 and september 2007, 28 patients with stone in kiney operated previously were treated with MZ.ESWL IV. Treatment success was defined as complete clearance of the stones or the diametre of the stone fragment is less than 4 mm. The results of treatment were evaluated by the kaplan meier methode of survival analyse and express by the stone free rate, the efficiency quotient (EQ = stone free percentage /(100% + retreatment % + Auxillary procedures% ) and the efficiency quotient modify (EQM.=stone free percentage /(Means of the session/ patient+ Auxillary procedures% ). The model de Cox Analysis to define the factors that affect the success rate of extracorporeal shock wave lithotripsy.

Results: There are 4 patients were treated with 2 session, 8 patients were treated with 2 sessions, 6 patients were treated with 3 sessions, 10 patients were treated with > 3 sessions. After 4 ESWL The overall stone-free rate was 74.7%. The EQ was 33.7% and the EQM was 23.5%. The number of stone was the only factor that significantly decreased the stone-free rate (OR = 0.784). Only two factors had a significant increased on the stone-free rate, namely male sex, (OR = 1.542) and the sond JJ auxillary procedure (OR= 1.481). Specialy, the change of the numbers of fragments after ESWL compare with the prevously EWSL is the significant predictors of success (OR after 1 session = 1.878, OR after 2 sessions = 5.053 and OR after 3 session = 37.95). The hematuria is the only Post-ESWL complication, it is the occurred in 31 sessions /79 ESWL (39%) .

Conclusions: the treatment stone in kiney operated previously with MZ.ESWL IV is good after 4 sessions

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TRÊN THẬN ĐÃ


PHẪU THUẬT BẰNG TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ

BS. Lê Đình Đạm, PGS.TS. Lê Đình Khánh, Ths. Nguyễn Khoa Hùng

Trường Đại học Y Dược Huế

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Còn sỏi sau phẫu thuật, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong điều trị bệnh sỏi thận bằng phẫu thuật mở. Tỷ lệ này theo các tác giả như sau: Phạm Đình Hùng là 10%,Trần Văn Sáng là 9.37%; Nguyễn Văn Nguyên là 10% và theo một số tác giả nước ngoài như Martinez P.J là 17%, Lustenberger F.X là 15,6% [3].

Giải quyết hậu quả này cần một biện pháp điều trị thích hợp về tâm lý bệnh nhân cảm thấy bị thất bại trong lần mổ trước cũng như hiệu quả điều trị tình trạng còn sỏi sau phẫu thuật. Trong các phương pháp điều trị ngoại khoa: mổ mở lại, lấy sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể…thì phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là thích hợp nhất với đối tượng bệnh nhân này.

Ở bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế đã ứng dụng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể để điều trị sỏi hệ tiết niệu, kể cả các sỏi còn sau phẫu thuật đã gần 6 năm (5/ 2001). Để đánh giá các ưu khuyết điểm của tán sỏi ngoài cơ thể ở bệnh nhân còn sỏi sau phẫu thuật ở bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận trên thận đã phẫu thuật bằng tán sỏi ngoài cơ thể” nhằm những mục tiêu đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tán sỏi ngoài cơ thể của bệnh nhân còn sỏi sau phẫu thuật.


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

28 bệnh nhân có sỏi thận trên thận đã phẫu thuật đến điều trị theo phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu và theo dõi điều trị ngoại trú từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2007.

Tiêu chuẩn chọn bệnh:

- Được chẩn đoán sót sỏi thận sau mổ dựa vào:

+ Có tiền sử mổ mở

+ X Quang và siêu âm có sỏi.

- Đủ điều kiện điều trị tán sỏi ngoài cơ thể: Không mang thai, không có bệnh lý về tim mạch và hô hấp cần điều trị, không có rối loạn đông máu, không có bệnh lý về máu hoặc đang được điều trị thuốc chống đông. Không có tắt nghẽn đường bài niệu phía bên dưới viên sỏi. Không có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu. Thận ứ nước
< độ III. Sỏi cản quang trên phim ASP.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương tiện nghiên cứu

Máy tán sỏi ngoài cơ thể MZ-ESWL.VI do hãng Shen – Zhen Huikang Medical Apparatus của Trung Quốc sản xuất năm 2001



2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu

2.2.2.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học để chẩn đoán và chỉ định điều trị: Tuổi, giới, lý do vào viện, thận đã được phẫu thuật, tình trạng ứ nước của thận, vị trí
của sỏi, độ cản quang của sỏi so với độ cản quang của đốt sống thắt lưng, số lượng sỏi trên một bệnh nhân, biện pháp hổ trợ (đặt sond JJ niệu quản).

2.2.2.5. Tiến hành tán sỏi

- Trong khi tán sỏi: bệnh nhân nằm ngữa thẳng, gối nước phía sau tiếp xúc với hố thắt lưng bên tán. Tán sỏi với 3000 xung/lần tán, 12-14W.

- Điều trị ngoại trú sau tán:

+ Uống nhiều nước sôi để nguội: ≥ 3 lít/ngày.

+ Kháng sinh dự phòng trong 5 ngày bằng đường uống, giảm đau và giãn cơ.

- Hẹn tái khám sau 3 tuần. Chụp phim X Quang hệ tiết niệu không chuẩn bị đánh gia tình trạng sỏi, tán tiếp lần 2 nếu có chỉ định tán, sau đó tiếp tục theo dõi và tái khám sau 3 tuần và tiếp tục quy trình trên đối với bệnh nhân chưa thành công cho đến tối thiểu 4 lần.



2.2.2.6. Kết quả điều trị tán sỏi (theo dõi sau 4 lần tán)

+ Thành công: trên phim X Quang hệ tiết niệu không chuẩn bị hết sỏi hoặc chỉ còn các mảnh sỏi < 4mm.

+ Thất bại: trên phim XQuang hệ tiết niệu không chuẩn bị còn mảnh sỏi ≥ 4mm.

+ Biến chứng sau tán sỏi.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thành công

2.3. Xử lý số liệu

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học với sự hổ trợ của phần mềm SPSS 11.5:



  • Tuổi được tính theo trung bình cộng, SD, tuổi tối thiểu tuổi tối đa.

  • Các biến số định tính khác mô tả theo tỷ lệ.

  • Kết quả của phương pháp được đánh giá như sau:

    • Tỷ lệ thành công chung sau 4 lần tán xác định bằng phương pháp Kaplan Meier của phân tích sống.

    • Chỉ số Hiệu quả (EQ: efficiency quotient) tính theo công thức do Clayman [10] đưa ra như sau



    • Chỉ số Hiệu quả cải tiến (EQM)



    • Xác định tỷ lệ thay đổi số lượng sỏi sau các lần tán: thay đổi khi số lượng khác khi thao tác hay đã thành công.

    • Đánh giá các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công bằng phương pháp phân tích theo mô hình Cox

      • H (t) = H0(t) x Exp(b1X1 + b2X2 +…. BiXi)

      • Trong đó Xi là các yếu tố nguy cơ : giới, tuổi, độ cản quang…

      • Exp (bi): là tỷ lệ chênh (OR: odd ratio) của các biến số tương ứng

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



3.1. Tuổi và giới tính của nhóm bệnh nghiên cứu

Tuổi trung bình là 45.8 ± 9.9, tuổi thấp nhất là 21 tuổi, tuổi lớn nhất là 77 tuổi.



Bảng 3.1. Giới tính

Giới

Nam

Nữ

Tổng

N

16

12

28

Tỷ lệ %

57.1

42.9

100

Tỷ lệ bệnh nhân nam là 57.1% và nữ là 42.9%

3.2. Các đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.2. Lý do vào viện

Lý do vào viện

Sót sỏi

Đau thắt lưng

Tổng

N

10

18

28

%

35.7

64.3

100

Bệnh nhân đến điều trị chủ yếu là do đau thắt lưng chiếm 64.3%.

Bảng 3.3. Thận còn sỏi đã phẫu thuật

Thận

Phải

Trái

Tổng

N

15

13

28

%

53.6

46.4

100

Thận có sỏi sót ở bên phải 15 trường hợp, chiếm tỷ lệ là 53.6%, thận trái 13 trường hợp chiếm tỷ lệ 46.4%

3.3. Biện pháp hổ trợ trước tán sỏi

Bảng 3.4. Có sonde JJ trước tán

Sonde JJ

Không



Tổng

N

18

10

28

%

64.3

35.7

100

Có 10 bệnh nhân có đặt sond JJ trước tán sỏi chiếm 35.7%
3.4. Đặc điểm X quang của sỏi

Bảng 3.5. Vị trí sỏi

Vị trí

Đài dưới

Đài Giữa

Đài trên

Đài giữa và đài dưới

Tổng

n

20

2

1

5

28

%

71.4

7.1

3.6

17.9

100

Vị trí sỏi chủ yếu nằm đài dưới chiếm 71.4%

Bảng 3.6. Số lượng viên sỏi/bệnh nhân

Số lượng

1 viên

2 viên

≥ 3 viên

Tổng cộng

n

15

8

5

28

%

53.6

28.6

17.8

100

Có 15 bệnh nhân có 1 viên sỏi, 8 bệnh nhân 2 viên, 5 bệnh nhân lớn hơn 2 viên



Bảng 3.7. Độ cản quang của viên sỏi so với đốt sống thắt lưng tương ứng

Độ cản quang

Sáng hơn

Bằng

Mờ hơn

Tổng

N

7

12

9

28

%

25.0

42.9

32.1

100

Độ cản quang so với độ cản quang của thân đốt sống cho thấy tỷ lệ ít cản quang hơn là 25%, bằng là 42.9% và cản quang nhiều hơn là 32.1%.



3.5. Số lần tán sỏi

Bảng 3.8. Số lần tán sỏi

Số lần

1 lần

2 lần

3 lần

≥ 4 lần

Tổng

N

4

8

6

10

28

%

14.3

28.6

21.4

35.7

100

Trong 28 bệnh nhân của chúng tôi có 4 bệnh nhân tán sỏi 1 lần, 10 bệnh nhân tán sỏi 2 lần, 6 bệnh nhân tán sỏi 3 lần và 10 bệnh nhân tán từ 4 lần trở lên (9 bn 1 lần và 1 bn 5 lần). Tổng số có 24 bệnh nhân tán sỏi lại (85.7%). Tổng cộng có 79 lần tán cho 28 bệnh nhân. Trung bình 2.82 lần/bệnh nhân.


3.6. Kết quả điều trị

3.6.1. Tỷ lệ thành công sau các lần tán

Bảng 3.9. Tỷ lệ thành công theo số lần tán

Số lần

1 lần

2 lần

3 lần

≥ 4 lần

Số BN được tán sỏi

4

8

6

10

Số bệnh nhân thành công

1

0

2

7

Tỷ lệ tích lũy theo số lần tán

3.4

3.4

15.6

74.7




Biểu đồ 1. Đường biễu diễn tỷ lệ thành công tích lũy theo số lần tán
3.6.2. Tỷ lệ thành công sau các lần tán theo giới, theo độ cản quang, theo biện pháp hổ trợ (sond JJ)
Bảng 3.11. Kết quả thành công theo giới


Số lần


1

2

3

≥ 4

Nam

Số BN được tán sỏi

2

4

4

6

Số BN thành công

0

0

1

6

Tỷ lệ thành công tích lũy theo

0

0

10

100

Nữ

Số BN được tán sỏi

2

4

2

4

Số BN thành công

1

0

1

1

Tỷ lệ thành công tích lũy theo số

8.3

8.3

23.6

42.3



Bảng 3.12. Kết quả thành công theo độ cản quang


Số lần

Độ cản quang



1

2

3

≥ 4

Cản quang nhiều hơn (1)

Số BN được tán sỏi

1

2

2

2

Số BN thành công

1

0

0

1

Tỷ lệ thành công tích lũy

14.3

14.3

14.3

57.2

Độ cản quang bằng nhau (2)

Số BN được tán sỏi

2

5

1

4

Số BN thành công

0

0

0

4

Tỷ lệ thành công tích lũy

0

0

0

100

Ít cản quang (3)

Số BN được tán sỏi

1

1

3

4

Số BN thành công

0

0

2

2

Tỷ lệ thành công tích lũy

0

0

28.6

64.3



Bảng 3.12. Kết quả thành công ở bệnh nhân có sonde JJ


Số lần


1

2

3

≥ 4

Không có JJ

Số BN được tán sỏi

2

7

3

6

Số BN thành công

0

0

2

3

Tỷ lệ thành công tích lũy theo

0

0

22.2

61.1

Có JJ

Số BN được tán sỏi

2

1

3

4

Số BN thành công

1

0

0

4

Tỷ lệ thành công tích lũy theo số

10

10

10

100


3.6.3. Chỉ số hiệu quả và chỉ số hiệu quả cải tiến

  • Chỉ số hiệu quả



  • Chỉ số hiệu quả cải tiến




3.6.4. Thay đổi số lượng sỏi bệnh nhân sau các lần tán

Bảng 3.13. Sự thay đổi số lượng sỏi/ bệnh nhân sau các lần tán sỏi

Thay đổi số lượng sỏi

Không thay đổi

Có thay đổi

Tổng

Sau 1 lần

N

22

6

28

%

78.6

21.4

100

Sau 2 lần

N

15

13

28

%

53.6

46.4

100

Sau 3 lần

N

13

15

28

%

46.4

53.6

100

Sự thay đổi tích lũy sau ba lần tán cao nhất chiếm 53.6%, sau hai lần là 46.4% và sau một lần là 21.4%


3.6.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công
Bảng 3.14. Tỷ lệ chênh (OR) của các yếu tố theo phân tích mô hình Cox




Hệ số B

Sai số chuẩn (SE)

OR [Exp(B)]

Giới (nam/nữ)

0.433

0.690

1.542

Tuổi (năm)

-0.022

0.055

0.978

Thận bị sỏi (trái/phải)

-0.064

0.633

0.938

Số lượng sỏi/bn

-0.243

0.385

0.784

Vị trí sỏi (đài dưới, giữa, trên, phối hợp)

-0.091

0.123

0.913

Ðộ cản quang (sáng, bằng, mờ)

0.027

0.417

1.027

Sond JJ hổ trợ (có/không)

0.393

0.633

1.481

Số lượng sỏi sau tán lần 1

0.630

.642

1.878

Số lượng sỏi sau tán lần 2

1.620

1.062

5.053

Số lượng sỏi sau tán lần 3

3.636

2.857

37.950

Bảng trên cho thấy số lượng sỏi có OR = 0.784. Các yếu tố: giới nam OR = 1.542,
có biện pháp hổ trợ có OR = 1.481; Đặc biệt sự thay đổi số lượng của sỏi sau khi tán có OR rất lớn (OR: sau lần 1 là 1.878, sau lần 2 là 5.053 và đặc biệt sau lần 3 là 37.95).

3.6.6. Biến chứng
Bảng 3.15. Tỷ lệ chênh (OR) của các yếu tố theo phân tích mô hình Cox


Biến chứng

Không

Đái máu

Đái máu + ĐTL

Tổng số lần tán

N

48

30

1

79

%

61.0

37.9

1.1

100

Không biến chứng nặng, trong 79 lần tán sỏi có 31 lần có biến chứng chiếm tỷ lệ 39 %. Trong đó có 30 lần có biến chứng đái máu và một lần đái máu phối hợp đau vùng thắt lưng (ĐTL)


4. BÀN LUẬN

Tán sỏi cũng giống như kết thúc học phần của môn học, sau khi đạt điểm lần đầu thì không phải dự thi lần 2…cho nên nếu tán sỏi sau 1 lần không thành công cần tán sỏi lần tiếp theo đến một giới hạn nào số lần cần thiết mới chấm dứt. Trong quá trình đều trị có bệnh nhân chuyển qua phương pháp khác hoặc cho tán đủ số đến khi tổng kết công trình. Vì vậy chúng tôi ứng dụng phương pháp thống kê của phân tích sống gồm phương pháp Kaplan Meier để tính tỷ lệ thành công tích lũy và phương pháp phân tích theo mô hình Cox để đánh giá tỷ lệ chênh của các yếu tố nguy cơ.



  • Tỷ lệ thành công

Qua các bảng 3.10 tỷ lệ thành công trong 4 lần tán của chúng tôi là 74.7%. So sánh với các tác giả Lê Đình Khánh, Nguyễn Khoa Hùng và Trương Văn Trí [5] tỷ lệ thành công trong 4 lần tán là 76,44% và Eisenberger [8] là 63% - 87%. Thì tỷ lệ thành công của chúng tôi tương đương với các tác giả trên. Kết quả này cho thấy điều trị sỏi thận trên thận đã phẫu thuật đạt kết quả tốt. Kết quả thành công của chúng tôi chủ yếu sau
4 lần, còn sau 1 lần chỉ có 1 trường hợp thành công chiếm tỷ lệ 3.4% thấp hơn nhiều nghiên cứu của Nguyễn Bửu Triều sau 1 lần là 46.4%[7]. Tuy nhiên trong công trình của Nguyễn Bửu Triều không đưa ra kết quả sau các lần tán tiếp theo nên không mô tả được.

  • Chỉ số hiệu quả (EQ)

Vì tỷ lệ thành công chung phụ thuộc vào số lần tán, nếu tổng kết nghiên cứu sau nhiều lần tán thì tỷ lệ càng cao. Nên để khắc phục khuyết điểm trên, năm 1990 Claymans đề nghị sử dụng Chỉ số hiệu quả (EQ) nhằm loại trừ ảnh hưởng của số lần tán sỏi lên tỷ lệ thành công trong việc đánh giá hiệu quả của tán sỏi. Sau 4 lần tán của chúng tôi là 33.7% thấp hơn Nguyễn Bửu Triều và cộng sự (62%) [7], thấp hơn nghiên cứu của Surena (42%) [10]. Chỉ số thấp trong nghiên cứu của chúng tôi có thể giải thích là do thay đổi cấu trúc giải phẫu của thận sau phẫu thuật, sỏi sót là những sỏi nằm ở vị trí khó nên đòi hỏi phải tán nhiều lần mới thành công. Tuy nhiên, đây là chỉ nhận xét ban đầu, chỉ để tham khảo vì thời gian theo dõi chưa dài và số lượng nghiên cứu của chúng tôi còn ít.

  • Chỉ số hiệu quả cải tiến (EQM)

Chỉ số EQ phần nào khắc phục được khuyết điểm tỷ lệ bệnh nhân tán sỏi lại, nhưng vẫn còn khuyết điểm là xem người tán lại 1 lần đã thành công cũng như người sau 4 lần tán mới thành công, nên chúng tôi đề nghị sử dụng trung bình số lần tán trên 1 bệnh nhân thì chỉ số sẽ độc lập hơn với số lần tán sỏi. Trong công trình chúng tôi EQM= 23.5%.

  • Tỷ lệ chênh của các yếu tố trên tỷ lệ thành công

Phân tích các yếu tố theo mô hình Cox cho thấy một số gợi ý số lượng sỏi càng nhiều thì tỷ lệ thành công càng thấp (OR = 0.784), Giới nam (OR = 1.542) và biện pháp hổ trợ bằng sond JJ (OR = 1.481) có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ thành công chung.

Đặc biệt sự thay dổi số lượng sỏi sau các lần tán, chứng tỏ rằng viên sỏi đã bị vỡ sau khi tán có giá trị tiên lượng sự thành công rất cao. (OR: sau lần 1 là 1.878, sau lần 2 là 5.053 và đặc biệt sau lần 3 là 37.95).


5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết luận:

Sỏi thận sót lại ở bệnh nhân đã được phẫu thuật mở nằm chủ yếu ở đài dưới (71.4%), hầu hết có số lượng 1 và 2 viên (80.2%).

Kết quả chung sau 4 lần tán đạt 74.7%.

Chỉ số hiệu quả là 33.7%. Chỉ số hiệu quả cải tiến là 23.5%

Các yếu tố hạn chế thành công của tán sỏi là số lượng sỏi trên một bệnh nhân.

Các yếu tố ảnh hưởng tốt đến thành công là giới nam, biện pháp hổ trợ sond JJ.

Thay đổi số lượng sỏi sau tán là một yếu tố tiên lượng thành công của phương pháp tán sỏi.



Không có biến chứng nặng xảy ra, có 31 lần có biến chứng trên 79 lần tán chiếm 32%, chủ yếu là biến chứng đái máu đại thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ môn Ngoại, Trường Đại Học Y Dược Huế (2004), Giáo trình Ngoại bệnh lý IV, Trường Đại Học Y Dược Huế xuất bản.

  2. Vũ Nguyễn Khải Ca và Cs (2004), “Nghiên cứu điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể kết hợp với đặt ống thông JJ”, Y học Thực Hành, Số 491, tr 481 – 487.

  3. Phạm Đình Hùng (2006), “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp mở bể thận theo kiểu Gilvernet có cải tiến trong điều trị sỏi san hô phức tạp”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Y Khoa Huế.

  4. Hoàng Văn Khả (2007), “Đánh giá kết quả điều trị soi thận đài dưới bằng tán sỏi ngoài cơ thể”, luận văn CK cấp II, Trường ĐH Y Dược Huế

  5. Lê Đình Khánh, Nguyễn Khoa Hùng, Trương Văn Trí (2002), “Kết quả tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi thận 2 cm bằng máy MZ – ESWL VI tại Trường Đại học Y Khoa Huế” Ngoại khoa, Số 3, Tr 6

  6. Hội niệu học – Thận học Việt nam (2003), Bệnh học tiết niệu, NXB Y học, Hà Nội.

  7. Nguyễn Bửu Triều và cộng sự (2001). “Kết quả tán sỏi ngoài cơ thể bằng máy STORZ MODULITH SLX tại Bệnh Viện Việt Đức”, tạp chí YHVN số 456.

  8. Eisenberger F, Miller K, “Stone therapy in urology” (1991), Georg thiene Verlag Stuttgart, Newyork.

  9. Khaled Z. Sheir, Khaled Madbouly, Emad Elsobky and Mohamed Abdelkhalek (2003), “Extracoporeal Shock Wave Lithotrypsy in Anomalous Kidneys: 11-year expirience witn two second-generation Lithotripters”

  10. Surena F. Matin, Agnes Yost and Stevan B Streem, “Extracorporeal shock-wave lithotripsy: a comparative study of electrohydraulic and electromagnetic units”




Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət