Ana səhifə

BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 19 tháng 11 năm 2013)


Yüklə 0.54 Mb.
səhifə1/3
tarix24.06.2016
ölçüsü0.54 Mb.
  1   2   3




BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ

(Tin Quảng Nam ngày 19 tháng 11 năm 2013)


PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 2

  1. Các địa phương bị thiệt hại nặng nề sau lũ dữ 2

  2. Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ 5

  3. Chủ tịch tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ 5

  4. Cứu trợ khẩn cấp người dân bị thiệt hại nặng vì lũ 7

  5. Ân tình sau bão lũ 8

NHIỀU BÁO BÌNH LUẬN VỀ VIỆC XẢ LŨ 9

  1. Xả lũ sai phải chịu trách nhiệm 9

  2. Thủy điện xả lũ: Lãnh đạo lên án, dân kêu trời 10

  3. “Thủy điện xả lũ” – cụm từ kinh hoàng 12

  4. Điều tiết lũ gây hại! 13

  5. Xả lũ gây thiệt hại nặng: Ai chịu trách nhiệm? 13

  6. Né trách nhiệm thủy điện, dân chịu thiệt 15

  7. Đang có “bệnh dịch” mang tên thủy điện! 16

  8. Thủy điện cắt lũ, có cũng như không 16

QUẢN LÝ 17

  1. Vụ giả mạo chữ ký chiếm đoạt cổ phần: Liệu có rơi vào im lặng? 17

  2. UBND tỉnh yêu cầu xử lý tập thể, cá nhân sai phạm về tài chính 20

  3. Thu hồi dự án hưởng ưu đãi vượt quy định của Chính phủ 21

  4. Đoàn kết toàn dân gắn với xây dựng nông thôn mới 21

KIỂM LÂM 22

  1. Chặt phá rừng phi lao, san ủi bừa bãi để nuôi tôm 22

  2. Đẩy mạnh tuần tra, bảo vệ rừng 23

NÔNG NGHIỆP 23

  1. Núi Thành: Đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng 23

  2. Nguồn cung rau tại chỗ nguy cơ thiếu hụt vì liên tục bão lũ 23

GIAO THÔNG 24

  1. Ngổn ngang đường vào khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc 24

  2. Gỡ khó giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Núi Thành 24

  3. Điện Bàn: Đường tránh quốc lộ 1A gây ngập lụt 25

DU LỊCH 26

  1. Duy Xuyên: Độc đáo dịch vụ “massage làng” tại Mỹ Sơn 26

GIÁO DỤC 27

  1. Lập Đoàn kiểm tra công tác phổ cập giáo dục tiểu học 27

  2. Lũ hết, phần lớn học sinh đã quay trở lại trường 27

MÔI TRƯỜNG 27

  1. Quyết liệt xử lý môi trường, dịch bệnh 27

VĂN HÓA 28

  1. Nhà cổ Hội An mong manh trước bão lũ 28

  2. Kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Hội An tổ chức nhiều hoạt động 29

  3. Độc đáo hội Đâm trâu ở Tây Giang 29

XÃ HỘI 30

  1. BIDV hỗ trợ hàng, tiền cho đồng bào bị bão lũ 30

  2. Trao tặng 4 ngôi nhà “mái ấm công đoàn” cho công nhân nghèo 30

  3. Phú Ninh: Tấm lòng hào sảng của người nghèo hiến đất 30

  4. Núi Thành: Bi kịch gia đình mù mắt, rụng răng 31

TIN VẮN 31

ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA 32




PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Các địa phương bị thiệt hại nặng nề sau lũ dữ



Ngày 18/11, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Nam cho biết, đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 15-16/11 đã khiến hơn 77.700 nhà dân tại các địa phương bị ngập trong nước.
Huyện Đại Lộc có 34.000 nhà, Điện Bàn có 18.700 nhà, Duy Xuyên 17.000 nhà, thành phố Hội An 6.842 nhà, Nông Sơn 1.200 nhà. Ngoài ra, các trụ sở công cộng cũng bị ngập nặng với 58 trường học, 6 trạm y tế, 6 cơ quan UBND xã, phường.
Tại thành phố Hội An: Ngày 18/11, cả thành phố như một công trường khi người thì cầm cào, cầm xẻng xúc đất cát; người dùng máy phun nước cỡ lớn để “rửa” từng tuyến phố.
Trong số các tuyến đường bị bùn “tấn công”, hai tuyến Châu Thượng Văn và Hùng Vương (đoạn nối Điện Bàn - Hội An) bị nặng nhất.
Theo ghi nhận của phóng viên, nước lũ bắt đầu rút từ sáng 17/11 nhưng với tốc độ rất chậm. Đến 14 giờ ngày 18/11 nhiều khu vực trong khu phố cổ vẫn còn ngập.
Trên địa bàn thành phố có gần 40 nhà nghỉ và khách sạn đã bị ngập với cả nghìn du khách đang lưu trú. Riêng tại phường Cẩm Phô có gần 30 khách sạn và nhà nghỉ ở trong tình cảnh này. Phòng Thương mại – Du lịch Hội An đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải chủ động triển khai phương án ứng phó, tổ chức di dời du khách và vật dụng đến nơi an toàn.
Trong sáng 18/11, chính quyền thành phố Hội An đã huy động 100% lực lượng của Công ty công trình công cộng Hội An cùng người dân dọn dẹp sau lũ. Khách du lịch đến Hội An rất đông.
Còn tại huyện Điện Bàn: Người nhà cụ Phan Thị Lan (80 tuổi, trú khối phố 6, thị trấn Vĩnh Điện) xác nhận đã tìm thấy thi thể của cụ sau 2 ngày mất tích. Trước đó, tối 16/11, sau khi tránh lũ tại nhà con, cụ Lan tìm đường về nhà đã bị trượt chân và bị lũ cuốn trôi.
Ngày 18/11, nhiều nơi thuộc huyện miền núi Nam Trà My vẫn còn bị chia cắt do khối lượng đất đá sạt lở xuống các tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã quá lớn. Tại H.Tây Giang, tuyến đường dẫn vào các xã Gary, Ch’Ơm, Axan… bị gián đoạn do nhiều điểm sạt lở.
Đại Lộc là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề trong đợt bão lũ vừa qua của tỉnh, nhất là những khu vực Đại An, Đại Hưng, Đại Cường... Lũ lớn đã vùi lấp, gây sạt lở gần 90.100 m3 đất đá.
Theo ông Trịnh Minh - Bí thư Đảng ủy xã Đại An, toàn xã có đến gần 2.000 ngôi nhà ngập sâu từ 1 đến hơn 2 m nước. Bà con chưa kịp khắc phục thiệt hại trong cơn bão số 11, với gần 600 ngôi nhà bị tốc mái một phần và tốc mái hoàn toàn thì giờ của cải lại ra đi theo dòng nước lũ.
Theo thống kê từ UBND huyện Đại Lộc, đến 12 giờ ngày 17/11, toàn huyện có 1 người chết, 19 người bị thương; 34.000 ngôi nhà bị ngập (80% nhà dân), trong đó có 1.200 nhà ngập từ 1,5m đến 3m. Tổng giá trị thiệt hại về kinh tế, hạ tầng, cơ sở vật chất khoảng 37 tỉ đồng.
Đến chiều 18/11, nhiều nơi ở huyện Đại Lộc bùn non vẫn còn tràn ngập khắp nơi, nguy cơ ô nhiễm môi trường không tránh khỏi. Người dân địa phương cùng lực lượng chức năng tranh thủ cạo hết lớp bùn non trong nhà, trường học, ngoài đường và dọn dẹp đồ đạc, cây cối, hoa màu bị nước, bùn non nhấn chìm.
Ông Phan Đức Tính - Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc cho biết: “Toàn huyện có trên 4.000 giếng nước bị ngập lụt, ô nhiễm. Địa phương đang tiến hành cấp phát thuốc để người dân xử lý nguồn nước giếng”.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho hay: Ngay sau khi lũ rút, lực lượng chuyên trách của trung tâm đã có mặt ngay 4 vùng trọng điểm bị ngập lụt (Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn và thành phố Hội An) để kiểm tra tình hình sau lũ, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiếp tục cấp thêm cho 4 vùng này khoảng 300kg Chloramin B, 60.000 viên Aquastabs và các hóa chất khử khuẩn khác để đảm bảo cung cấp nước hợp vệ sinh cho người dân.
Tại huyện Duy Xuyên: Sau khi lũ rút, thống kê thiệt hại ban đầu cho biết mưa lũ đã làm ngập úng, hư hại 150 ha lúa vụ đông tại Duy Xuyên, gần 1.100 ha rau màu; làm chết và cuốn trôi hơn 900 con gia súc và gần 24.000 con gia cầm.
Đến chiều 18/11, giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A đã cơ bản được thông tuyến. Riêng tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi vẫn còn gần 10 điểm sạt lở, dự kiến phải mất 1 - 2 ngày mới khắc phục xong. Trong khi đó, các tuyến giao thông lên các huyện miền núi ở Quảng Nam và Quảng Ngãi do lượng đất đá bị sạt lở qua lớn nên công tác giải phóng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều xã vùng cao tiếp tục bị cô lập, chia cắt. Hiện chính quyền các địa phương phải cử các lực lượng thanh niên, xung kích, dân quân… cõng lương thực, thuốc men vào tiếp tế cho người dân.
Ngày 18/11, Công ty Truyền tải điện 2 cho biết, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài, vị trí 20 đường dây 220kV Sông Tranh 2 – Tam Kỳ (loại cột cao 37,5 mét) nằm trên đồi đất ở thị trấn Bắc Trà Mi, huyện Bắc Trà Mi bị sạt lở nghiêm trọng.
Hiện tượng sạt lở đang tiến dần vào móng cột vị trí 20 xuất hiện thêm nhiều vết nứt chạy dọc theo tuyến. Điểm sạt lở gần nhất cách móng cột vị trí 20 là 24 mét và vết nứt chạy dọc tuyến gần nhất rộng 30cm cách móng cột 11 mét.
Ông Lê Đình Chiến, giám đốc Truyền tải điện Quảng Nam – Đà Nẵng (thuộc Công ty Truyền tải điện 2, đơn vị quản lý đường dây cao thế Sông Tranh - Tam Kỳ) cho hay, hiện nay đơn vị đã xử lý tạm để đảm bảo vận hành trong mưa lũ.
Cụ thể, đơn vị đã đào nhiều mương đất lái dòng chảy ra khỏi khu vực nứt đất và sạt lở; che bạt chống thấm tại các đường nứt; đào hố thế, dùng cáp phuy 16 làm dây néo cột về phía taluy dương; lấy thép V lắp giằng 4 chân cột với nhau; cử công nhân trực để theo dõi sạt lở.
Ông Chiến cũng cho hay về lâu dài công ty sẽ đề nghị cấp trên xem xét mời đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát thực trạng đưa ra giải pháp xử lý triệt để hiện tượng. (Thanh Niên Online 18+19/11; Sài Gòn Giải Phóng 19/11, tr7; Giao Thông Online 18/11; Tuổi Trẻ Online 18/11; Motthegioi.vn 18/11; Nông Nghiệp Việt Nam Online 18/11; Lao Động 19/11, tr7; An Ninh Thủ Đô 19/11, tr2; Nông Thôn Ngày Nay 19/11, tr4)(về đầu trang)

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ

Thủ tướng vừa ban hành Công điện số 1960 về việc khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến thân nhân những gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương. Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, chủ động di dời dân ra khỏi các vùng bị nguy hiểm có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở, vùng bị ngập sâu đến nơi an toàn.
Công điện yêu cầu các địa phương huy động mọi phương tiện, lực lượng, bằng mọi biện pháp tiếp cận những khu dân cư còn bị ngập sâu, chia cắt; tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhất là những người dân chưa sơ tán kịp tại các khu vực bị ngập sâu, bảo đảm không để người dân nào bị đói, khát. (Quân Đội Nhân Dân 19/11, tr3; Đại Biểu Nhân Dân 19/11, tr2; Sài Gòn Giải Phóng 19/11, tr7) Về đầu trang

Chủ tịch tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ

Chủ tịch tỉnh Lê Phước Thanh ngày 18/11 đã chỉ đạo các địa phương trên địa bàn tỉnh khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ.
Chủ tịch tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo và chủ động đưa nhân dân đang ở các điểm sơ tán trở về nhà đảm bảo an toàn; tuyệt đối không để tình trạng thiếu đói, dịch bệnh xảy ra; huy động lực lượng tại chỗ phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt, ưu tiên trước mắt cho việc tập trung sửa chữa, dọn vệ sinh trường học, trạm xá bị hư hỏng, xử lý vệ sinh môi trường nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất; nghiêm cấm người dân ra sông vớt củi.
Các sở, ban, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức thu gom rác thải, giải quyết tốt vệ sinh môi trường vùng bị lũ lụt; thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý nguồn nước; khôi phục các cơ sở y tế để phục vụ khám chữa bệnh, không để thiếu thuốc chữa bệnh cho nhân dân; tập trung lực lượng, phương tiện khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất trên tuyến đường, đảm bảo thông xe, đi lại an toàn.
Lực lượng chức năng tiếp tục chốt chặn ở những vị trí nước chưa rút để đề phòng tai nạn xảy ra khi người dân lưu thông qua lại. Các địa phương, đơn vị tổ chức kiểm tra, tổng hợp và báo cáo chính xác tình hình thiệt hại về Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh.
Trận lũ lịch sử vừa qua đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản tại Quảng Nam. Đến ngày 18/11, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xác định được mức thiệt hại cụ thể. Trên cơ sở báo cáo nhanh của các địa phương, cơ quan chức năng sơ bộ xác định đã có 5 người chết do lũ. Toàn tỉnh có 77.742 ngôi nhà, 58 trường học bị ngập lũ; 150 ha lúa vụ đông ở huyện Duy Xuyên và hơn 1.000 ha rau màu bị ngập úng; 935 con gia súc và 23.750 con gia cầm bị lũ cuốn trôi. Huyện Đại Lộc và Điện Bàn bị lũ cuốn trôi và thất thoát 27 tấn cá lồng bè.
Hệ thống công trình thủy lợi đầu mối vẫn đảm bảo an toàn, tuy nhiên hiện vẫn còn ngập trong nước. Mưa lũ cũng làm hư hỏng và sạt lở một số tuyến đường như gãy cầu Bình Đào (Thăng Bình), 3 cầu treo bị đứt (Nam Giang). Tuyến đường ĐT 616 có 4 điểm bị sạt lở.
Các tuyến giao thông từ trung tâm huyện về các xã ở huyện Nam Trà My bị sạt lở khoảng 60.000m3. Lũ cũng đã làm ngã 141 trụ điện; trong đó 120 trụ điện phục vụ thủy lợi hóa đất màu tại huyện Duy Xuyên và Điện Bàn, 3 trụ điện hạ thế tại Nông Sơn; hơn 12.500 m dây điện tại huyện Duy Xuyên và 1.230 m dây điện tại huyện Điện Bàn bị lũ cuốn trôi, hư hỏng. Tổng thiệt hại do lũ lụt gây ra ước tính hàng trăm tỷ đồng. (Tin Tức Online 18/11; Nhân Dân Điện Tử 18/11)(về đầu trang)

Cứu trợ khẩn cấp người dân bị thiệt hại nặng vì lũ



Thanh Niên đưa tin: Chiều 18/11, Đoàn công tác Báo Thanh Niên phối hợp với Tỉnh đoàn cứu trợ khẩn cấp cho các hộ dân xã Đại An, huyện Đại Lộc. Đoàn đã trao 50 suất quà (1 triệu đồng mỗi suất) cho đại diện 50 hộ dân bị thiệt hại nặng nhất.
Tại xã Đại Cường, đại diện Báo Thanh Niên cũng đã trao tiền hỗ trợ (5 triệu đồng) cho gia đình em Lê Ngọc Triều (18 tuổi) đã thiệt mạng trong cơn lũ vừa qua. Ba bị bệnh mất sớm từ khi em còn chập chững, gia đình neo người và rất khó khăn nên Triều phải đi chăn vịt thuê. Em đã bị nước lũ cuốn trôi khi đang cố lùa đàn vịt về.
5 gia đình có người chết và mất tích khác tại Quảng Nam cũng đã được hỗ trợ kịp thời với 5 triệu đồng cho mỗi trường hợp.
Sài Gòn Giải Phóng cho biết thêm: Ngày 18/11, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tiếp tục đến thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ 3 triệu đồng cho mỗi gia đình có người thân bị thiệt mạng trong đợt mưa lũ vừa qua ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Người Lao Động cho hay: Ngay khi lũ chưa kịp rút, Báo Người Lao Động đã tổ chức đợt cứu trợ khẩn trương cho các tỉnh miền Trung đang bị lũ tàn phá. Tổng số tiền cứu trợ đợt này là 700 triệu đồng do bạn đọc Báo Người Lao Động đóng góp. Trước tiên, báo sẽ chuyển đến Quảng Nam 200 triệu đồng hỗ trợ người dân ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn.
Ngày 18/11, thành phố Hà Nội quyết định trích Quỹ Cứu trợ của thành phố 6 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế (mỗi tỉnh 1 tỷ đồng). Thông tin được đăng tải trên Hà Nội Mới.
Còn theo báo Nông Nghiệp Việt Nam: Tổng Giám đốc Agribank vừa ban hành Quyết định số 9069 về việc cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng vay vốn khắc phục thiên tai bão lụt, hỏa hoạn tại các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh.
Theo đó, Agribank dành khoảng 5.000 tỷ đồng để cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân, tổ hợp tác và doanh nghiệp bị thiệt hại, tổn thất lớn về tài sản do bão lụt, hỏa hoạn và có nhu cầu vay mới và vay bổ sung để khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời hạn thực hiện cho vay ưu đãi khắc phục thiên tai đến hết ngày 31/3/2014. (Thanh Niên Online 19/11; Sài Gòn Giải Phóng 19/11; Người Lao Động Online 18/11; Danviet.vn 19/11; Hà Nội Mới 19/11, tr1; Nông Nghiệp Việt Nam 19/11, tr2; Thanh Tra Online 18/11)(về đầu trang)

Ân tình sau bão lũ

Liên tiếp bị 2 cơn bão tàn phá, kế đến lại thêm trận lũ lịch sử trong những ngày qua, người dân tại tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng lâm vào cảnh hết sức khó khăn. Từ sự hỗ trợ của bạn đọc, người dân bị thiên tai ở 2 địa phương này đã dần gầy dựng lại cuộc sống.
Huyện Duy Xuyên là một trong những địa phương gánh chịu nhiều thiệt hại do bão gây ra. Chỉ riêng cơn bão số 11, tổng thiệt hại địa phương này phải gánh ước tính khoảng 125 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Tấn Phúc - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Duy Xuyên cho biết, tính đến giữa tháng 11, huyện đã nhận được sự quan tâm của 90 đoàn với tổng số tiền hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão lên đến 3,5 tỉ đồng. Không những cứu trợ bằng tiền mặt, nhiều tổ chức còn trao những món quà rất thiết thực như gạo, mì gói, sữa… để giúp bà con có cầm cự qua được những ngày khan hiếm lương thực sau bão, lũ.
Tại huyện Đại Lộc, đến thời điểm hiện tại đã có 50 đoàn cứu trợ đến tận địa phương hỗ trợ người dân bị thiệt hại với tổng số tiền gần 3 tỉ đồng. Ông Trần Công Thanh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Đại Lộc cho hay, sau cơn bão số 11, toàn huyện ước thiệt hại trên 230 tỉ đồng với hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái, sập hoàn toàn.
“Đời sống của bà con nhiều nơi trong huyện rất khó khăn nên sau khi bão tàn phá lại càng khổ sở trăm bề. Từ những gói mì, ký gạo đến những tấm tôn, xi-măng... của các nhà hảo tâm đã giúp bà con gượng dậy, dựng nhà để trở về với cuộc sống bình thường” - ông Thanh nói.
Hầu hết người dân tại các địa phương đều nỗ lực ổn định cuộc sống sau bão. Tại huyện Duy Xuyên, ông Phúc thông tin: Địa phương cũng đã sớm sắp xếp kinh phí hỗ trợ của các đoàn thể cho những gia đình thuộc diện khó khăn bị sập nhà hoặc tốc mái có điều kiện làm lại nhà sau bão. Hiện tại, hầu hết những ngôi nhà tốc mái đã được hỗ trợ để lợp lại.
“Ngoài việc nhờ kinh phí hỗ trợ của người dân các nơi, chúng tôi cũng huy động lực lượng thanh niên, bộ đội địa phương… tham gia giúp dân lợp lại nhà, sửa sang ruộng vườn, chuồng trại tổ chức chăn nuôi, trồng trọt” - ông Phúc cho biết.
Theo ông Thanh, huyện Đại Lộc cố gắng trong thời gian nhanh nhất đưa tiền, hàng cứu trợ của các nhà hảo tâm đến tay người dân. Trong lúc khó khăn nhất như vừa qua, những món quà trên vô cùng quan trọng để người dân ổn định cuộc sống. Đến nay, huyện cũng đã khắc phục cơ bản những thiệt hại do bão lũ gây ra. Hầu hết các ngôi nhà bị tốc mái đã được lợp lại để người dân có nơi cư trú, sớm trở lại cuộc sống thường nhật. (Người Lao Động 19/11, tr10)(về đầu trang)

NHIỀU BÁO BÌNH LUẬN VỀ VIỆC XẢ LŨ

Xả lũ sai phải chịu trách nhiệm

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết theo yêu cầu của Thủ tướng, các bộ, ngành liên quan sẽ báo cáo về tình hình chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên.


“Thủy điện nào xả nước sai thì phải chịu trách nhiệm. Những ngày qua, báo chí đã đăng tải có thủy điện xả lũ sai, tức là có chứng cứ, cứ thế mà xử lý trách nhiệm. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, UBND các địa phương là phải thường xuyên rà soát việc vận hành của thủy điện trên địa bàn” - ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, đến ngày 18/11, mưa lũ đã làm 31 người chết, 9 người mất tích và 20 người bị thương, hơn 243.000 nhà bị hỏng, gần 3.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại... (Người Lao Động Online 18/11)(về đầu trang)

Thủy điện xả lũ: Lãnh đạo lên án, dân kêu trời



"Năm mô cũng lũ lụt nhưng nước lên chậm sau mấy ngày mưa ở thượng nguồn. Còn bây chừ, trên núi mưa là dưới ni ngập nặng. Chỉ chưa đầy 1 tiếng đồng hồ mà nước dâng lên hơn nửa mét, không trở tay kịp. Lũ như rứa là do mấy ông thuỷ điện gây ra chứ không thể đổ cho trời cho đất được" - ông Nguyễn Anh (70 tuổi) nói.
Khi chứng kiến cảnh ngập lũ tại các huyện vùng hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn trong trận lũ lịch sử vừa qua, chợt nhớ lời ông Đinh Văn Thu - Phó Chủ tịch tỉnh tại hội thảo khoa học “Phát triển thủy điện bền vững: Các bài học và khuyến cáo” tổ chức tháng 5/2012: “Chúng ta đã đi một bước sai lầm khi phát triển thủy điện tràn lan. Giờ đi sửa sai nhưng không sửa nổi...!”.
Cái sai lầm khi ồ ạt phát triển thuỷ điện ở Quảng Nam mà đơn cử là 10 nhà máy thuỷ điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn với 4 nhà máy đã hoàn thành, đưa vào khai thác trong thời gian vừa qua đã gây bao nỗi cho người dân.
Nỗi ám ảnh kinh hoàng từ thuỷ điện Sông Tranh 2 là gây động đất kéo dài hơn 2 năm nay và ngập lụt lịch sử vừa qua. Đó là những minh chứng đau lòng.
Ông Lê Phước Thanh - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch tỉnh đã từng thốt lên khi chứng kiến cảnh lũ lụt tại quê nhà: “Việc xây dựng thủy điện đem lại lợi ích cục bộ cho nhà đầu tư mà chưa mang lại lợi ích gì cho người dân”.
Chính ông Thanh đã từng nói tại nhiều cuộc họp và hội thảo liên quan đến thuỷ điện rằng: Thủy điện đã gây ra nhiều hậu quả xấu về môi trường, sinh thái như ngập lụt vùng hạ du do xả lũ, vấn đề an toàn đập, tái định cư, hậu tái định cư, nhân dân thiếu đất sản xuất, nguy cơ tái nghèo cao, hộ dân bỏ khu tái định cư đi phá rừng...
Còn ông Đỗ Tài - Chủ tịch huyện Đông Giang, nơi có đến 7 dự án thủy điện bảo rằng, ông rất đau lòng khi chứng kiến dân của mình không có đất sản xuất vì thủy điện, nên họ buộc phải phá rừng để kiếm cái ăn.
Mà phá rừng thì bị khởi tố hình sự. Người dân không còn đường lui được nữa! Hậu quả từ thuỷ điện đang là gánh nặng cho người dân và chính quyền địa phương.
Ông Nguyễn Văn Tiến, một lão nông nhà ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn bảo kinh nghiệm bao đời nay của cha ông cứ qua tiết lập đông, khi thấy hoa lau nở trắng trời, thời tiết se lạnh thì không có lũ lớn. Lúc đó, bà con nông dân sẽ xuống giống. "Thế mà mấy năm nay lại khác, trời mưa không lớn nhưng lại thấy lũ từ thượng nguồn đổ về ngập lút nhà dân, làm hư hại toàn bộ hoa màu" - ông Tiến kể.
Ông Tiến cũng như các bậc cao niên trong làng bức xúc: Vậy mà bây giờ lũ đổ về dồn dập! Do đâu, nguyên nhân nào? Nếu không phải ông thuỷ điện thì ai gây ra, chẳng lẽ đổ tại ông trời ?!
Nhiều bậc cao niên trong làng cũng bảo: “Thằng” thủy điện xả lũ mới gây ra thảm cảnh cho bà con tui! Hồi chưa có thuỷ điện nơi đầu nguồn, dù trời mưa lớn nhưng nước lên rất chậm. Còn bây chừ chưa thấy mưa đã thấy lũ đổ về như trận lũ này! Quá khủng khiếp, không trở tay kịp. Mà cũng lạ, mấy ổng có dự báo thời tiết, tại sao lúc trời không mưa thì không xả lũ cho dân đỡ khổ. Đằng này trời mưa to nước ngập, mấy ổng trên đầu nguồn thi nhau xả lũ kiểu đó hỏi răng không ngập được?".
Còn với người dân Đại Lộc, Quảng Nam, mãi đến bây giờ vẫn không thể nào quên trận lũ dữ đêm 15/11. Thực tế cho thấy, các hồ chứa thuỷ điện vùng thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn xả lũ đã gây ngập nhiều huyện dọc hai con sông lớn này. Tại đô thị cổ Hội An, nước tấn công khiến người dân và du khách cuốn cuồng chạy lũ giữa đêm.
Bí thư Thành uỷ Hội An Nguyễn Sự nhìn cảnh lũ dữ tấn công đô thị cổ đã kêu rằng: Mấy “ông thủy điện” làm ra chút năng lượng nhưng gây ngập lụt, gây thiệt hại kinh tế không thể nào đo đếm được. (Vietnamnet 19/11)(về đầu trang)

Thủy điện xả lũ” – cụm từ kinh hoàng

Có thể những đứa trẻ ở các địa phương khác không thể biết “thủy điện xả lũ” là như thế nào. Nhưng những đứa trẻ ở huyện Đại Lộc có thể nói rõ về chuyện xả lũ, nói rõ xả lũ là như thế nào, nước lụt ra sao, vì với chúng, với người dân nơi đây, chuyện xả lũ đã trở thành một phần của cuộc sống, cho dù chẳng tốt đẹp gì.
Khi tiếp xúc với nhóm phóng viên, cả người dân và lãnh đạo địa phương đều cho biết nếu xét về lượng mưa thì cơn lũ này không quá lớn so với những năm trước, hay cụ thể là năm 2009. Nhưng do các nhà máy thủy điện Đăk Mil 4, A Vương, Sông Bung 4 và Sông Tranh bất ngờ xả lũ nên lũ mới khủng khiếp và lên nhanh bất ngờ như vậy. Khi lũ về, các nhà máy thủy điện này có thông báo xả lũ nhưng do thời gian thông báo quá gấp cùng với việc xả lũ vào cuối ngày nên người dân và chính quyền địa phương không kịp trở tay.
Ông Nguyễn Bảy - Thôn trưởng thôn Phước Yên, xã Đại An, huyện Đại Lộc, cho biết: “Ngày hôm đó, tôi nhận được thông tin từ UBND xã Đại An là chiều nay thủy điện sẽ xả lũ. Chưa về kịp để thông báo cho bà cơn thì nước lũ đã ập đến, ngấp nghé mặt đường. Mỗi lần xả lũ, hoa màu của bà con lại mất trắng. Cơn lũ vừa rồi cả thôn có hơn 1 hecta rau trồng để phục vụ Tết âm lịch, nay mất trắng”.
Ông Nguyễn Quang Chín, một người dân thôn Phước Yên nói: “Tôi nghe về chuyện xói mòn của dòng Vu Gia, từ ngày có thủy điện và việc xả lũ thường xuyên, bất ngờ, bờ sông Vu Gia đã lấn sâu vào đất liền đến… 50m. Theo quy định của việc xả lũ, nhà máy thủy điện sẽ thông báo trước 2 tiếng đồng hồ. Nhưng tất cả các công việc thông báo cho chính quyền, cho người dân, di dân, di chuyển tài sản… làm sao có thể tiến hành được trong 2 tiếng đồng hồ?”.
Nhiều người dân khác ở huyện Đại Lộc khi tiếp xúc với phóng viên đều cho biết: Thời gian ra thông báo và xả lũ 2 tiếng là quá ít, người dân không chuẩn bị kịp. Và việc các nhà máy thủy điện đồng loạt xã lũ vào chiều 15/11 khiến công tác sơ tán dân và phòng chống lũ gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Đặng Hùng Trận - Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc nói: “Từ khi có các nhà máy thủy điện đến nay, huyện Đại Lộc đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống lũ lụt. Lũ về bất ngờ, thiệt hại về người và tài sản của người dân là rất lớn. Thời gian từ khi thông báo đến khi xả lũ chỉ 2 tiếng là quá ít. Đặc biệt, đối với những huyện miền núi như huyện Đại Lộc, hệ thống thông tin liên lạc mùa mưa lũ hay chập chờn, đường sá không thuận lợi nên không thể thông tin kịp đến cho người dân. Đó chính là những nguyên nhân khiến thiệt hại trong lũ lụt ngày càng tăng”.
Chiều 17/11, Đại Lộc lại mưa lớn. Liệu những ngày tới, các thủy điện liệu có đồng loạt xả lũ, người dân Đại Lộc có phải tiếp tục phải “bỏ của chạy lấy người”, phó mặc tài sản trong cơn lũ dữ hay không ? Một câu hỏi quá nhay nhói với dư luận, với các cơ quan có thẩm quyền…

  1   2   3


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət