Ana səhifə

Tính cấp thiết của đề tài


Yüklə 9.75 Mb.
səhifə7/18
tarix24.06.2016
ölçüsü9.75 Mb.
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Đặc điểm ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình

3.1.1. Đặc điểm thực vật tại khu vực nghiên cứu

a. Diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu


Hệ sinh thái rừng là nơi lưu trữ và là môi trường sống của các loài và nguồn gen của chúng, do đó để bảo vệ tính ĐDSH nói chung và tính đa dạng thực vật nói riêng cần gắn chặt với việc bảo vệ hệ sinh thái rừng. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả nhất định, kết quả diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu đã nói lên điều đó (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Diễn biến diện tích rừng và độ che phủ rừng tại khu vực nghiên cứu



Năm

Tổng diện tích (ha)

Rừng tự nhiên (ha)

Rừng trồng (ha)

Tỷ lệ che phủ rừng(%)

2004

23.103,00

20.413,95

1.041,75

54

2007

23.042,00

20.195,50

1.079,69

55

2011

23.042,00

20.150,17

1.086,18

57

Nguồn: Chi cục kiểm lâm Hòa Bình, 2011

Từ bảng 3.1 cho thấy diện tích rừng biến động suy giảm không đáng kể trong các năm gần đây, tổng diện tích rừng từ năm 2004 là 23.103,00 ha giảm xuống còn 23.042,00 ha năm 2011. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên giảm, từ 20.413,95ha năm 2004, xuống còn 20.150,17 ha năm 2011 và diện tích rừng trồng tăng từ 1.041,75ha năm 2004 lên 1.086,18ha năm 2011, tỷ lệ che phủ tăng lên từ 54% năm 2004 lên 57% năm 2011.


Bảng 3.2. Diễn biến diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu


Năm

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Tổng diện tích rừng

Rừng TN

Rừng trồng

Chưa có rừng

Tổng diện tích rừng

Rừng TN

Rừng trồng

Chưa có rừng

Tổng diện tích rừng

Rừng TN

Rừng trồng

Chưa có rừng

2007

16.269,2

15.478,0

791,2

75,5

5.119,7

4.869,9

250

452,8

749,2

442,1

307,1

721,0

2011

16.053,2

15.341,9

711,3

396,5

4.857,7

4.572,7

285

460

732,6

438,6

294

733,7

Nguồn: Chi cục kiểm lâm Hòa Bình, 2011

Qua bảng 3.2 cho thấy diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất trong khu vực bị giảm sút, rừng đặc dụng giảm từ 16.269,23 ha năm 2007 xuống 16.053,28 ha năm 2011, rừng phòng hộ giảm từ 5.572,77 ha năm 2007 xuống còn 5.501,10 ha năm 2011 và rừng sản xuất giảm từ 749,2 ha năm 2007 còn 732,6 ha năm 2011. Đặc biệt là diện tích chưa có rừng ở rừng đặc dụng tăng từ 75,53 ha lên 396,58 ha và ở rừng phòng hộ tăng từ 452,8 ha lên 460 ha. Như vậy, có thể thấy ở đây diện tích đất chưa có rừng tăng chủ yếu do diện tích rừng tự nhiên giảm, nguyên nhân là do công tác quản lý bảo vệ rừng chưa tốt dẫn đến tình trạng khai thác TNTN còn diễn ra.



b. Đa dạng về các hệ sinh thái và thảm thực vật

Bảng 3.3. So sánh diện tích rừng đặc dụng với các khu vực lân cận


Các khu vực so sánh

Tổng diện tích

Diện tích rừng trồng (ha)

Diện tích rừng tự nhiên (ha)

Tỉ lệ che phủ rừng(%)

Năm 2007

Năm 2011

Năm 2007

Năm 2011

Năm 2007

Năm 2011

Năm 2007

Năm 2011

Khu vực nghiên cứu

15493,75

15157,0

791,25

711,3

14.702,5

14.445,7

60

65

KBT Pù Luông

15339,97

15729,88

947,7

1.395,88

14.425

14.934

57

66

KBT Hang Kia Pà Cò

5563,1

5258

3,9

4,6

5.559,2

5.253,4

79

86

KBT Pù Hu

24.013

23.149

1275

1686

23.738

21.463

63

68

Nguồn: Khu BTTN Pù Luông, Khu BTTN Pù Hu, Chi cục kiểm lâm Hòa Bình

So sánh rừng đặc dụng với các khu vực lân cận (bảng 3.3), khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có tỉ lệ độ che phủ năm 2011 là 65%, thấp hơn so với 3 KBT là Khu BTTN Pù Luông (66%), Khu BTTN Hang Kia- Pà Cò (86%), Khu BTTN Pù Hu (68%), và nguyên nhân là do diện tích rừng tự nhiên giảm.

Diện tích rừng trồng có giảm mạnh hơn (từ 791,25 ha năm 2007 giảm xuống còn 711,3ha năm 2011) so với các khu vực khác, tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên các Khu BTTN Pù Luông, KBT Hang kia -Pà Cò giảm nhiều hơn so với khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình (từ 14.702,5ha năm 2007 xuống còn 14.445,7ha năm 2011).

Thảm thực vật của khu vực được chia làm hai kiểu chính: Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới (> 700 m) và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (< 700 m) với các kiểu phụ, gồm kiểu phụ rừng thường xanh trên núi đá vôi, kiểu phụ trên núi đất (trên đá mẹ sa thạch/basalt), kiểu phụ rừng trồng và trảng cỏ- cây bụi (phụ lục 02). Kiểu phụ rừng thường xanh trên núi đá vôi có diện tích lớn nhất bao gồm các khu rừng trên núi đá vôi. Kiểu rừng thường xanh trên núi đất bao gồm nhiều loại rừng là kết quả quá trình tác động của con người, như rừng thứ sinh sau khai thác kiệt, canh tác nương rẫy, cây bụi và trảng cỏ. Kiểu phụ nuôi trồng bao gồm các diện tích rừng trồng ở khu vực trong những năm gần đây. Trong đó HST rừng thường xanh trên núi đá vôi và trên núi đất có vai trò quan trọng đối với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên động thực vật.

Tổng diện tích của rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới là 12.062,74 ha, chiếm khoảng 52,4 % diện tích khu vực, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở khu vực là 10.979,26 ha, chiếm tới 47,6 %. Đa phần diện tích trong khu vực là diện tích rừng thường xanh trên núi đá vôi với tổng diện tích 19721,42 ha chiếm khoảng 85,5 % (Bảng 3.4).

1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət