Ana səhifə

Tính cấp thiết của đề tài


Yüklə 9.75 Mb.
səhifə4/18
tarix24.06.2016
ölçüsü9.75 Mb.
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

1.3. Điều kiện tự nhiên và KTXH của khu vực nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

a. Vị trí khu vực nghiên cứu


Khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có toạ độ địa lý: từ 20021’ đến 20038’ Vĩ độ Bắc, từ 105009’ đến 105013’ Kinh độ Đông (Hình 1.2)





Hình 1.2. Sơ đồ dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình

Tổng diện tích tự nhiên là 23.042 ha, bao gồm cả Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên địa bàn 4 xã của huyện Lạc Sơn: Tự Do, Ngọc Lâu, Tân Mỹ; 3 xã thuộc huyện Tân Lạc: Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông và 3 xã thuộc huyện Mai Châu: Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai. Phía Tây Bắc giáp xã Thung Khe, huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình, phía Đông Nam là vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương, phía Tây Nam giáp huyện Quan Hoá, Bá Thước tỉnh Thanh Hoá, phía Đông giáp các xã Lũng Vân, Quyết Chiến, Gio Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô (Tân Lạc) và các xã Phú Lương, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng (Lạc Sơn) [40], [56], [70], [71], [74].



b. Địa hình

Khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là phần giữa của cánh cung đá vôi Tây Bắc- Đông Nam miền Bắc Việt Nam, kéo dài từ Cúc Phương- Ninh Bình đến Mộc Châu - Sơn La, tạo thành dải phân cách giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình chia cắt phức tạp, xen kẽ những khối núi đá vôi hiểm trở chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là những thung lũng hẹp [40], [70], [72], [74].



c. Địa chất, thổ nhưỡng

- Địa chất: Phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu phân bố thành dạng dải kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Thành phần chính gồm: đá sét vôi, bột kết, đá vôi, đá phiến sét, đôi nơi có kẹp lớp mỏng cát kết hạt mịn. Các đá vôi xếp vào nhóm này có dạng khối phân lớp dày. Đá vôi bị phong hoá mạnh với các khe nứt sâu và rộng do các hoạt động kiến tạo tác động, đồng thời các quá trình phong hoá cơ học và phong hoá hoá học xảy ra mạnh mẽ nhất là phong hoá quá trình hoà tan trên các đá vôi dạng khối. Kết quả là trên bề mặt địa hình tạo thành các phễu karst đá vôi và dạng địa hình tai mèo điển hình [40], [56], [70], [74].

- Thổ nhưỡng: Khu vực có các loại đất sau: (1)- Đất phù sa ngòi suối phân bố ở ven các ngòi suối, là những dải đất có diện tích rất nhỏ hẹp, (2)- Đất dốc tụ thung lũng phân bố rải rác dưới chân địa hình đồi núi, độ dốc địa hình nhỏ, (3)- Đất feralit bị biến đổi do trồng lúa nước phân bố trên các sườn đủ nước tưới, hoặc có thể chủ động tưới, phát triển trên các sản phẩm hình thành tại chỗ hoặc đất dốc tụ, (4)- Đất feralit mùn phát triển trên đá sét phân bố ở vành đai 700- 1800 m, (5)- Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi có màu nâu vàng, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, cấu tạo cục ổn định, sâu khoảng 50 cm có xuất hiện kết von, (6)- Đất feralit trên đá sét phân bố ở vành đai thấp (< 700 m), lớp phủ thực vật nghèo nàn [40], [56], [70], [74].



d. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng cao. Một năm có 2 mùa và chia theo lượng mưa thì có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Các đặc trưng chính của khí hậu trong vùng như sau [40], [56], [70], [74]:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,60C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,20C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 3- 50C vào tháng 1, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,50C vào tháng 6. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,60C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8- 100C.

- Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình năm là 1.750 mm. Năm cao nhất tới 2.800 mm, năm thấp nhất 1.250 mm. Lượng bốc hơi bình quân năm 885 mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm, lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng ít mưa gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 11 là gió mùa Đông Bắc, các tháng còn lại chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam thường xuất hiện vào tháng 6, 7 gây khô nóng.


Nhiệt độ trung bình năm: 23,6oC

Lượng mưa trung bình năm: 1972,5mm



Hình 1.3. Biểu đồ nhiệt ẩm khu vực nghiên cứu


(
Ghi chú: lượng mưa (p) ≥ 100 mm; 2t p  100 mm, p  2t
Số liệu được thu thập tại Trạm quan trắc khí tượng thủy văn tỉnh Bình từ năm 2001 đến năm 2010)

- Sương muối: Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 2 năm sau với tần suất xuất hiện 1- 3 lần/ năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.



e. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng

Diện tích các loại đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực nghiên cứu là 23.042 ha. Trong đó 78 % là diện tích đất lâm nghiệp, và 15 % là diện tích đất nông nghiệp [71], [56]. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn 6 % tổng diện tích là đất chưa sử dụng, chủ yếu đất trống đồi núi trọc. Ở khu vực có 6 loại hình sử dụng đất khác nhau, bao gồm: canh tác lúa nước ở các thung lũng; canh tác cây màu/lương thực ở các khu đồi các sườn núi; chăn nuôi; trồng rừng trên diện tích đất rừng đã được giao; quản lý rừng cộng đồng, và làm vườn. Chiến lược phát triển sinh kế và sản xuất ở mỗi xã có khác nhau do sự khác biệt về văn hóa (Người Thái và người Mường) và điều kiện đất đai ở mỗi xã.

Trong vùng vẫn còn tồn tại hình thức bảo vệ rừng cộng đồng, gần như ở mỗi thôn bản đều có một khu rừng riêng để sử dụng cho các lợi ích công cộng. Mọi người trong thôn bản đều có ý thức và trách nhiệm cao với tài nguyên thiên nhiên tại khu vực đó mà không ai xâm phạm, việc sử dụng tài nguyên ở khu vực này được người dân trong từng thôn bản thảo luận và giải quyết. Mô hình quản lý rừng cộng đồng này cần được nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm ứng dụng, lồng ghép vào công tác quản lý, bảo tồn ở một quy mô rộng lớn hơn.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp ở khu vực (bao gồm cả diện tích đất lúa nước, đất cây màu và đất vườn) năm 2008 là 6.442 ha, chỉ chiếm 27,95% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp trung bình đầu người chỉ là 0,247 ha [71], [56]. Canh tác lúa và trồng cây màu, lương thực trên đất dốc, và chăn nuôi là các hoạt động nông nghiệp chính trong khu vực.

Tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của người dân cho thấy, việc sử dụng đất nông nghiệp ở khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình vẫn còn theo tập quán canh tác cổ truyền là tập trung nhiều vào khai thác tự nhiên mà ít chú trọng tới các biện pháp bảo vệ và làm giàu đất [72]. Vì vậy, độ màu mỡ đất ngày càng suy giảm dẫn đến năng suất cây trồng cũng giảm theo.

Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp: Phân chia đất lâm nghiệp theo chức năng: Theo qui hoạch phân chia 3 loại rừng trong tổng quan phát triển lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình, chủ yếu diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực nghiên cứu thuộc đối tượng là rừng đặc dụng. Tuy nhiên, ranh giới các loại rừng vẫn chưa được cắm mốc ngoài thực địa.

Tình hình giao đất giao rừng: Đầu năm 2004, nhận thấy tầm quan trọng của việc cần phải bảo tồn nguyên vẹn của khu cảnh quan núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phương và sự đa dạng của nó. Chi cục kiểm lâm Hòa Bình đã tiến hành thành lập Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông để tạo nên một liên khu được gọi là liên khu đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Từ thời điểm đó, hầu hết các diện tích rừng trong 2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn được coi là rừng đặc dụng và được giao cho BQL KBT quản lý. Trong khi đó, diện tích rừng trên địa bàn huyện Mai Châu vẫn là rừng phòng hộ và diện tích giao khoán này vẫn chưa có số liệu cụ thể.

1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət