Ana səhifə

Tính cấp thiết của đề tài


Yüklə 9.75 Mb.
səhifə10/18
tarix24.06.2016
ölçüsü9.75 Mb.
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18

Bảng 3.7. So sánh thực vật của khu vực nghiên cứu với các khu vực khác


Khu bảo tồn /vườn quốc gia




Loài




Chi




Họ

Khu vực nghiên cứu




667




372




140

Khu BTTN Hang Kia-Pà Cò




880




500




153

Vườn quốc gia Ba Bể




417




300




114

Vườn quốc gia Ba Vì




812




472




99

Vườn quốc gia Bến En




870




412




134

Vườn quốc gia Cúc Phương




1983




915




229

Vườn quốc gia Cát Bà




745




495




149

Vườn quốc gia Tam Đảo




904




478




213

Nguồn: Dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2008 [71], tác giả điều tra bổ sung

Hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu phong phú về loài so với các VQG được so sánh. Đặc biệt có nhiều loài và họ của thực vật hạt trần rất điển hình cho vùng núi đá vôi Bắc Trường Sơn. Các loài cây gỗ điển hình cho khu vực nghiên cứu như: Nghiến, Trai, Chò nhai, Đăng, Giổi, Trường mật, Gội gác, Chè lông,... Nhiều loài cây ở đây trồng để lấy quả, lấy hạt, một số loài rau đã góp phần làm tăng số loài, chi và họ của thực vật ở khu vực nghiên cứu. Chưa kể đến các loài cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô, sắn, lạc….




Hình 3.3: Mật độ và sự phân bố các loài cây quý hiếm khu vực nghiên cứu


  1. Các loài thực vật có giá trị bảo tồn

Tại khu vực nghiên cứu có nhiều loài thực vật mà số lượng cá thể còn lại rất ít, do môi trường sống khắc nghiệt hoặc do con người khai thác quá mức là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị đe dọa các loài có ý nghĩa bảo tồn hiện nay. Trong phạm vi toàn quốc có 337 loài thực vật bậc cao quý hiếm được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) nhằm khuyến cáo rộng rãi để mọi người cùng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và sử dụng nó một cách hợp lý. Nhà nước cũng đã ban hành nghị định số 32/2006/NĐ-CP quy định cấm khai thác và hạn chế khai thác một số loài động thực vật quý hiếm [18].

Dựa vào các tiêu chí đánh giá mức độ quý hiếm các loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa trong Danh lục đỏ IUCN (2012), chúng tôi đã điều tra và xác định được khu hệ thực vật của khu vực có nhiều loài có giá trị bảo tồn cao (phụ lục 04). Trong đó, có 28 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 7 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 9 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2012) (Bảng 3.8). Điều này càng khẳng định vai trò cần bảo tồn của khu vực này đối với nguồn gen thực vật quý hiếm của Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng.

Một số loài thực vật tuy không có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) nhưng trên phạm vi thế giới chúng vẫn thuộc nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng nên vẫn được xếp trong Danh lục đỏ IUCN (2012) như Hà nu, Chùm bao hải nam, Han vôi, Sao trung quốc, Trường sâng.

Những loài có nguy cơ bị đe dọa của khu vực là Nghiến, Trai, Đinh, Chò chỉ, Hoàng đằng, Trường mật, Giổi... là nguồn gen quý hiếm của hệ thực vật nơi đây. Cần có sự quan tâm đặc biệt đối với công tác bảo tồn tại khu vực dải núi đá vôi này [71].


Bảng 3.8. Mười loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong khu vực nghiên cứu



TT


Tên Việt Nam


Tên khoa học




Mức độ bị đe dọa




Sách Đỏ VN (2007)

NĐ 32

IUCN (2012)

1

Mun

Diospyros mun




EN




CR

2

Nghiến

Excentrodendron tonkinense




EN

IIA

EN

3

Trai lý

Garcinia fagraeoides




EN

IIA




4

Chò đãi

Annamocarya sinensis




EN




EN

5

Đinh vàng

Fernandoa bracteata




EN







6

Chò chỉ

Parashorea chinensis




VU




EN

7

Gội nếp

Aglaia spectabilis




VU







8

Khôi tía

Ardisia silvestris




VU







9

Cọ phèn

Protium serratum




VU







10

Vù hương

Cinnamomum balansae




VU

IIA

EN

Nguồn: Dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2008 [71]

Chú thích: - Sách Đỏ Việt Nam (2007) : EN- Nguy cấp; VU- Sẽ nguy cấp

- Nghị định 32 (2006): IIA- Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại

- Danh lục đỏ IUCN (2012): CR: Cực kỳ nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sắp nguy cấp; LR: ít nguy cấp.

Sự phân bố các loài thực vật quý hiếm trong khu vực theo độ cao khác nhau:

- Các loài Táu mặt quỷ, Táu mật, Lim xanh, Sến phân bố ở độ cao 300 – 400m về phía Đông khu vực nghiên cứu thuộc địa phận xã Ngọc lâu, xã Tự Do.

- Các loài Nghiến, Trai, Trường sâng, Đăng, Re hương, Trầm hương, Lông cu ly, Bình vôi, Củ dòm, Táu mặt quỷ, Hoàng đằng,.. là những loài khá phổ biến và phân bố rộng trên toàn khu vực và còn cây lớn. Các loài Nghiến, Trai, Đinh, Lát hoa, Chò chỉ, Sến mật phân bố khá tập trung tại khu vực núi cao ranh giới các xã Ngổ Luông, Ngọc Lâu và khu vực Bò U, Máng nước xã Tự Do.



- Các loài Lim xanh, Trường mật, Giổi mỡ,... phân bố rải rác ở độ cao <500m trong địa phận Ngọc Sơn, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn, Pù Bin.

  1. Giá trị sử dụng của tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra xác định ở khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình các loài thực vật được xếp vào 13 nhóm công dụng chính (bảng 3.9).

Bảng 3.9. Các nhóm công dụng của thực vật trong khu vực nghiên cứu

TT




Giá trị chính




Số loài

Tỉ lệ % sử dụng

Tỉ lệ % số loài

1




Gỗ




268

39,47

40,17

2




Dược liệu




177

26,07

26,54

3




Làm cảnh




77

11,34

11,54

4




Lấy sợi




31

4,56

4,64

5




Tinh dầu




24

3,53

3,59

6




Nhựa




21

3,09

3,15

7




Tanin




18

2,65

2,70

8




Hoa quả




15

2,2

2,25

9




Dầu béo




12

1,77

1,8

10




Tinh bột




11

1,62

1,65

11




Nguyên liệu giấy




8

1,18

1,20

12




Rau ăn




11

1,62

1,65

13




Màu thực phẩm




6

0,88

0,9

Cộng







679

100

101,8%




Tổng số loài cây




667







Hệ số sử dụng




1,02




Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy rừng trong khu vực nghiên cứu các loài thực vật rất đa dạng về công dụng, sự đa dạng này thể hiện qua 6 nhóm công dụng chính:

1- Nhóm cây cho gỗ, có số lượng loài nhiều nhất là 268 loài, chiếm 40,17% so với tổng số loài trong vùng nghiên cứu, chủ yếu là các loài thuộc các họ: Thích, Xoài, Na, Đinh, Trám, Vang, Bứa, Thầu dầu, Đậu, Ngọc lan, Trinh nữ,… Đây là nhóm có vị trí quan trọng trong nền kinh tế hiện tại và có ý nghĩa quyết định kiến tạo hoàn cảnh sinh thái của rừng, chi phối các loài cây khác.

2- Nhóm công dụng dược liệu làm thuốc có 177 loài, chiếm tỷ lệ 26,54% so với tổng số loài trong rừng. Trong số đó, có nhiều loài quý hiếm phổ biến như: Ba kích, Sa nhân, Ngũ gia bì, Lan hài gấm, Dây đau xương, Bưởi bung, Đơn buốt, Trầu không, Lá lốt,…

3- Các loài cây làm cảnh có 77 loài chiếm tỷ lệ 11,54% so với tổng số loài. Gồm các loài như: Vàng anh, Sung, Đùng đình, Kim giao, Hoàng linh, Duối, Nhội, Trứng gà, và các loài Lan.

4- Các loài cây cho sợi có 31 loài chiếm 4,64 % so với tổng số loài, chủ yếu là các loài: Sui, Dướng, Hu đay, Lò bo, Dó liệt,

5- Nhóm cây cho nguyên liệu công nghiệp và thủ công nghiệp 101 loài chiếm tỷ lệ 15,14% so với tổng số loài. (1. Cây lấy nhựa 21 loài; 2. Cây cho tinh dầu 24 loài; 3. Cây cho tanin 18 loài; 4. Cây lấy màu 6 loài; 5. Cây cho dầu béo 12 loài; cây lấy nguyên liệu giấy 8 loài).

6- Nhóm loài cây ăn được: đặc biệt có 28 loài cây góp phần cải thiện bữa ăn của bà con người dân tộc, chiếm tỷ lệ khoảng 16,03% trong tổng các loài (Gồm: 1. Cây làm rau ăn 11 loài; 2. Cây cho tinh bột 11 loài; 3. Cây cho màu thực phẩm 6 loài). Nhóm cây này được người dân khai thác thường xuyên dưới nhiều hình thức, nên cần có sự hướng dẫn của kiểm lâm và chính quyền địa phương để khai thác bền vững hơn.

Ngoài 6 nhóm công dụng chính trên đây còn một số cây chưa rõ công dụng và nhiều công dụng khác chưa được điều tra như cây diệt côn trùng, cây làm thức ăn cho động vật, gia súc, gia cầm [46]. Cần có những nghiên cứu sâu hơn vì nó không chỉ giúp phục hồi, duy trì, phát triển được hệ sinh thái rừng ở đây mà còn đóng góp vào bảo vệ, phát triển được các loài cây đa tác dụng, một nguồn lợi kinh tế cao, một nguồn gen quý của Việt Nam.





Hình 3.4: Các điểm khai thác tài nguyên thực vật trong khu vực nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm động vật có xương sống ở cạn tại khu vực nghiên cứu


Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình được đánh giá là khu có hệ động vật rất phong phú và đa dạng , tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây cùng với kết quả khảo sát cập nhật đã ghi nhận tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có 455 loài động vật có xương sống, trong đó lớp Thú có 93 loài chiếm 20,4% so với tổng số loài, lớp Chim có 253 loài bằng 55,6% tổng số loài, lớp Bò sát có 48 loài chiếm 10,5% tổng số loài, lớp Ếch nhái có 34 loài chiếm 7,5% số loài, Cá 27 loài chiếm 5,9% [30] (Bảng 3.10).
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət