Ana səhifə

Chương 1 những vấN ĐỀ chung mục tiêu


Yüklə 3.03 Mb.
səhifə4/4
tarix25.06.2016
ölçüsü3.03 Mb.
1   2   3   4

4.3.3. Phương pháp đo góc nhỏ

1. Nội dung phương pháp

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các điểm khống chế không thông hướng.

Trên mặt đất, bố trí hai điểm B, C nằm trên hai hướng vuông góc nhau tới tâm công trình và cách chân công trình khoảng 1,5÷2 lần chiều cao của công trình (hình 4.9)

* Đo


- Tại C đo góc βC và SC

- Tại B đo góc βB và SB

* Tính:

- Độ nghiêng thành phần



(4.15a)

(4.15b)

- Độ nghiêng toàn phần



(4.16)

- Hướng nghiêng



(4.17)

- Góc nghiêng

(4.18)

H là chiều cao của công trình





2. Độ chính xác quan trắc

* Trường hợp góc giao hội là góc vuông, sai số trung phương được tính:

- Theo hướng C: (4.19a) - Theo hướng B: (4.19b)
4.4. ĐO ĐỘ NGHIÊNG TƯỜNG NHÀ BẰNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

Với máy toàn đạc điện tử không gương, có thể đo tọa độ các điểm nằm trên tường ở các vị trí khác nhau (hình 4.10), trên cơ sở đó lập được mặt phẳng xấp xỉ theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất.

Nội dung phương pháp như sau:

- Thiết lập hệ tọa độ vuông góc không gian sao cho trục OY trùng với cạnh tường và hướng ra phía ngoài của tòa nhà, trục OX vuông góc với trục OY , trục OZ là trục đứng. Phương trình mặt phẳng của bức tường được viết dưới dạng:

yi = a.xi +b.zi + c (4.20)

trong đó a, b, c là các tham số của mặt phẳng mà ta cần phải xác định.



Với mỗi điểm đo trên tường sẽ viết được một phương trình số hiệu chỉnh dạng

vi = a.xi +b.zi + c - yi (4.21)

Nếu có n điểm đo sẽ lập được hệ gồm n phương trình dạng (4.21), viết dưới dạng ma trận là

V = A.Z + L (4.22)

trong đó:



x1 z1 1 - y1 v1

x2 z2 1 a - y2 v2

A = x3 z3 1 ; Z = b ; L = - y3 ; V = v3 (4.23)

... ... ... c ... ...

Xn zn 1 - yn vn

- Xử lý số liệu, tính độ lệch và độ nghiêng toàn phần

Vì n thường lớn hơn 3 nên ta áp dụng nguyên lý số bình phương nhỏ nhất, từ (4.22) lập được hệ phương trình chuẩn

ATA.Z + ATL = 0 (4.24)

Giải hệ (4.24) tính được

Z = - (ATA)-1. ATL (4.25)

Độ lệch của từng điểm so với mặt phẳng là

Δyi = a.xi +b.zi + c - yi (4.26)

- Dựa vào các tham số mặt phẳng (a, b, c) để xác định độ nghiêng tổng quát của công trình so với mặt phẳng đứng theo công thức

(4.27)

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Khái niệm về độ nghiêng

2. Sự thay đổi độ nghiêng

3. Đơn vị độ nghiêng

4. Độ chính xác quan trắc độ nghiêng công trình

5. Nội dung đo độ nghiêng bằng phương pháp chiếu

6. Nội dung và độ chính xác của các phương pháp đo độ nghiêng bằng lưới đo góc cạnh

7. Nội dung phương pháp đo độ nghiêng tường nhà bằng máy toàn đạc điện tử.


LUYỆN TẬP CHƯƠNG

Bài tập 1

Quan trắc độ nghiêng cột như hình 4.2. Số đọc trên a = 0235mm, số đọc dưới là 0247mm. Hãy tính độ nghiêng cột?

Giải

Áp dụng công thức 4.1, ta có



q = a – b = 0235mm – 0247mm = -12mm

Vậy cột đã bị nghiêng về phía đặt thước 12mm



Bài tập 2

Công trình có chiều cao 30m. Quan trắc độ nghiêng bằng phương pháp tọa độ. Biết: Lưới quan trắc độ nghiêng như hình 4.7.

Tọa độ của các điểm khống chế cơ sở là

A(2000,358; 500,672)m

B(1900,384; 550,162)m

C(2040,238; 670,654)m

Các góc đo trong bảng sau


STT

Góc đo

o ’ ”

STT

Góc đo

o ’ ”

1

82 53 32

2

82 36 22

3

33 03 18

4

33 16 40

5

34 01 43

6

33 48 20

7

39 50 12

8

39 41 28

Tính độ nghiêng của công trình?



Hướng dẫn giải

- Áp dụng bài toán giao hội thuận, tính được tọa độ của các điểm O2 và O1

O2(2022,6434; 564,5635)m

O1(2022,4436; 565,0218)m

- Tính được độ nghiêng của công trình

+ Độ nghiêng theo hướng trục X và trục Y

QX = X(O2) – X(O1) = + 0,1998m

QY = Y(O2) – Y(O1) = - 0,4583m

+ Độ nghiêng toàn phần

= 500mm

+ Hướng nghiêng



= 293o33’19”

+ Góc nghiêng



= 0o53’08”




Trần Quang Thành – Khoa Công nghệ môi trường - Trường CĐ công nghiệp Tuy Hòa
1   2   3   4


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət