Ana səhifə

BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 19 tháng 11 năm 2013)


Yüklə 0.54 Mb.
səhifə3/3
tarix24.06.2016
ölçüsü0.54 Mb.
1   2   3
(Giao Thông Online 19/11)(về đầu trang)

Điện Bàn: Đường tránh quốc lộ 1A gây ngập lụt

Đợt mưa lũ vừa qua khiến hàng trăm hộ dân thuộc các xã Điện An, Điện Minh, Điện Phương… phải chịu cảnh ngập lụt sâu, kéo dài. Nguyên nhân do tuyến đường tránh Quốc lộ 1A qua thị trấn Vĩnh Điện xây cao, tạo thành bức tường vây kín các khu dân cư bên dưới.
Trưa 18/11, gần hai ngày sau khi nước lũ rút nhưng nhiều tuyến đường dẫn vào thôn Ngọc Tam (xã Điện An), nằm sát dưới chân tuyến đường tránh Vĩnh Điện còn ngập trong nước. Nhiều nơi nước vẫn mấp mé ngoài sân nhà. Theo phản ánh của người dân, từ khi tuyến đường tránh Quốc lộ 1A qua thị trấn Vĩnh Điện được đưa vào sử dụng từ năm 2004, tình trạng ngập lụt diễn ra khốc liệt hơn.
Ông Tống Viết Cường (thôn Ngọc Tam, xã Điện An) cho biết: “Khi chưa có tuyến đường tránh chạy qua, nước lũ chỉ vào đến cửa nhà rồi rút rất nhanh. Giờ nước lũ ngâm dài ngày, mức độ ngập cũng nặng hơn, có nơi chìm sâu trong nước 2-3 m”.
Anh Cường dẫn chứng, cùng một thôn Ngọc Tam, có địa hình giống nhau nhưng bên kia đường (phía hướng ra biển) chỉ bị ngập nhẹ, còn phía từ đường tránh trở lên vùng trung tâm thì ngập sâu. Mực nước lũ chênh lệch giữa hai bên tuyến đường tránh 1,5-2 m.

Bị ngập nặng nhất là xã Điện Minh. “Trước đây, nhà tôi nước lũ không tràn vào, giờ nước ngập đến đầu giường. Các tuyến đường ra thị trấn bị chìm sâu, phải dùng thuyền mới di chuyển được” - anh Huỳnh Xuân Ngọc (xã Điện Minh) cho hay.


Theo quan sát của phóng viên, cả một tuyến đường tránh chạy dài hình vòng cung nhưng chỉ có vài cầu, cống nhỏ để thoát nước. Khi nước lớn tràn về thì hầu hết các cống này không đủ khả năng tiêu nước kịp.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch huyện Điện Bàn xác nhận tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay ở địa phương nhưng vẫn chưa có cách khắc phục. “Khi làm tuyến đường tránh Quốc lộ 1A, họ không làm cầu vượt mà đổ đất đá, bê tông lấp dòng chảy khiến nước bị chặn lại, gây ngập kéo dài. Ngoài ra, khu vực này lại khá thấp nhưng thiết kế các cống chui bên dưới đường lại có khẩu độ quá nhỏ, không thể thoát nước kịp”.
Cũng theo ông Thanh, địa phương đã kiến nghị vấn đề này ra Quốc hội, Bộ GTVT để tìm hướng sửa chữa, khắc phục. “Trước mắt, Bộ GTVT cần phải nới rộng khẩu độ của các cống bên dưới đường để thoát nước, vừa phục vụ các phương tiện giao thông qua lại thuận tiện” - ông Thanh nói.
Bên cạnh đó, huyện Điện Bàn cũng kiến nghị mở thêm một số cống thoát nước trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua xã Điện Thắng Trung để chống ngập cho dân. Tại khu vực này, Quốc lộ 1A đã được mở rộng, nâng cao hơn nhà dân 1-2 m, tạo thành một “tuyến đê” kéo dài. (Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Online 19/11)(về đầu trang)

DU LỊCH

Duy Xuyên: Độc đáo dịch vụ “massage làng” tại Mỹ Sơn

Không cần đến khách sạn hạng sang, hay trung tâm trị liệu, đặt chân đến thôn Mỹ Sơn, du khách được tận hưởng dịch vụ massage ngay tại nhà dân.


Nguyên liệu dùng cho dịch vụ này ở thôn Mỹ Sơn rất đơn giản, chủ yếu là lá cây trong vườn như sả, lá chanh, gừng khô, vỏ quế được người dân Mỹ Sơn nấu lên rồi nhỏ vào ít dầu nóng, xoa đều trên tay là có thể xông hơi, xoa bóp cho khách.
Mục đích chủ yếu của dịch vụ “massage làng” này là giúp du khách xả stress, thư giãn, phục hồi sức khỏe sau khi tham quan làng, do vậy các thao tác bấm huyệt, mát xa chủ yếu tập trung vào những bộ phận như tay, chân và đầu mặt chứ không xoa bóp toàn thân như các dịch vụ massage thông thường.
Ý tưởng này được triển khai từ tháng 9/2013. Những người được tập huấn về phương pháp massage là những người dân trong các hộ làm dịch vụ homestay tại thôn Mỹ Sơn. Họ được trang bị khá kỹ về những kỹ năng, kiến thức về bấm huyệt, mát xa, chăm sóc sức khỏe.
Với làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn, việc triển khai càng phù hợp hơn vì nơi đây có các dịch vụ như leo núi, bơi thuyền, đạp xe… nên nhu cầu thư giãn, phục hồi sức khỏe của du khách rất cao.
Ngoài dịch vụ mát xa, làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn còn có các nhóm dịch vụ khác như lưu trú, nấu ăn, hướng dẫn, thuê xe đạp, chèo thuyền, leo núi, làm nông, văn nghệ, dịch vụ hàng lưu niệm.
Quảng Nam hy vọng loại hình du lịch như chăm sóc sức khỏe du khách tại làng sẽ là một bản sắc riêng thu hút khách du lịch. (Xzone.vn 18/11)(về đầu trang)

GIÁO DỤC

Lập Đoàn kiểm tra công tác phổ cập giáo dục tiểu học

Đoàn kiểm tra thẩm định kết quả Phổ cập giáo dục Tiểu học - Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và Chống mù chữ năm 2013 vừa được UBND tỉnh quyết định thành lập do ông Lê Văn Chính - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT làm Trưởng đoàn. Đoàn kiểm tra bắt đầu làm việc từ ngày 22/11.


Đoàn có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học, Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và Chống mù chữ tại các địa phương trong toàn tỉnh, lập biên bản, báo cáo kết quả và tham mưu UBND tỉnh quyết định công nhận đơn vị huyện, thành phố đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học, Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và Chống mù chữ năm 2013 theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. (Thanh Tra 19/11, tr3)(về đầu trang)

Lũ hết, phần lớn học sinh đã quay trở lại trường

Ông Hoàng Tất Thắng - Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, đến chiều 18/11, phần lớn học sinh các trường trên địa bàn đã đi học trở lại bình thường sau 3 ngày nghỉ học vì lũ lụt.
Đợt lũ lụt lần này, số huyện có học sinh phải nghỉ học gồm: Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và Nông Sơn. (Sài Gòn Giải Phóng 19/11, tr7)(về đầu trang)

MÔI TRƯỜNG

Quyết liệt xử lý môi trường, dịch bệnh

Mưa lũ đi qua, nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập sâu trong nước dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.


Sáng 18/11, nhóm phóng viên có mặt tại một số địa phương vùng hạ du sông Vu Gia và Thu Bồn là các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên và Điện Bàn. Đi sâu vào trong các khu dân cư, phóng viên thấy các công trình vệ sinh, cống rãnh bị ngập sâu trong nước, chất thải của người và gia súc, xác động thực vật hòa vào nước bắt đầu gây ô nhiễm.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh cho biết: UBND tỉnh vừa có Công điện 17 về chủ động khắc phục hậu quả sau lũ. Tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ, công nhân viên vệ sinh môi trường tranh thủ thời gian, tập trung dọn dẹp vệ sinh cả ngày lẫn đêm. Dự kiến trong vài ngày tới, tỉnh sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng rác thải và môi trường.
Theo tinh thần Công điện 17, các địa phương đang tập trung chỉ đạo và chủ động tổ chức thực hiện đưa nhân dân đang ở các điểm sơ tán trở về nhà bảo đảm an toàn; tuyệt đối không để tình trạng thiếu đói, dịch bệnh xảy ra…
UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phối hợp chặt chẽ thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý nguồn nước; khôi phục các cơ sở y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh, không để thiếu thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
Theo Bác sĩ Trần Văn Hoàn, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, ngay sau khi lũ rút, đơn vị đã cử ngay các đoàn cán bộ về các địa bàn nắm tình hình dịch bệnh, hỗ trợ cơ số thuốc, hóa chất nhằm đáp ứng khả năng phòng, chống dịch bệnh. Hiện Trung tâm đã lập kế hoạch xin Sở Y tế hỗ trợ, bổ sung thuốc, hóa chất đề phòng khi có dịch bệnh bùng phát mạnh. (Quân Đội Nhân Dân 19/11, tr3)(về đầu trang)

VĂN HÓA

Nhà cổ Hội An mong manh trước bão lũ

Vào mùa mưa bão, nguy cơ sập nhà cổ trở thành nỗi lo thường trực của chính quyền thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam.


Nhà cổ còn, phố cổ còn, những công trình kiến trúc cổ hàng mấy trăm năm tuổi in đậm, hằn sâu nếp sống, cùng nét văn hóa đặc trưng của mỗi con người nơi đây nếu mất đi sẽ không thể thay thế được.
Chính quyền thành phố Hội An và tỉnh đã có nhiều phương án và cơ chế hỗ trợ để người dân cùng tham gia trung tu nhà cổ. Nhưng đến nay vẫn còn nhiều trường hợp không thể thực hiện được do người dân gặp nhiều khó khăn, hoặc không xác định được chủ sở hữu nhà cổ. (VOVNews 18/11)(về đầu trang)

Kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Hội An tổ chức nhiều hoạt động

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và 14 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (11.1999 – 11.2013), UBND thành phố Hội An đang triển khai các hoạt động kỷ niệm.
Theo đó, Ban tổ chức sẽ tuyên truyền quảng bá về hình ảnh Hội An, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng cũng như các cấp quản lý trong việc bảo tồn phát huy giá trị di tích và phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cũng tổ chức triển lãm ảnh trưng bày ảnh “Hội An – Ngày ấy và bây giờ”, tranh thiếu nhi “Hội An với di sản văn hóa quê hương”… Ngoài ra, trong ngày 4/12, thành phố Hội An sẽ miễn vé tham quan phố cổ. (Đại Biểu Nhân Dân 18/11, tr4) (về đầu trang)

Độc đáo hội Đâm trâu ở Tây Giang

Lễ đâm trâu của người Cơ Tu ở Tây Giang là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng diễn ra vào dịp mừng lúa mới, ngày trọng đại của buôn làng… và là một hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong đời sống của người Cơ Tu.
Với quan niệm: Khi Giàng và các vị thần linh nhận lễ vật, nhất là trâu, thì sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, tai nạn, mùa màng sẽ bội thu, cuộc sống no ấm trong suốt cả năm.
Buổi chiều trước lễ đâm trâu, các già làng đã tề tựu đông đủ dưới mái nhà Gươl làm lễ mời Giàng, mời thần linh về chứng giám cho lòng thành của dân làng. Từng tốp người tụ về quanh khoảnh sân rộng, họ mang theo gà, đầu lợn, bánh sừng trâu,… đến bên con trâu hiến tế, gửi vào lời khấn thành kính những ước nguyện về một năm sung túc.
Dân làng ăn uống, nhảy múa theo tiếng cồng chiêng cho đến khuya. Còn các già làng ngồi khóc tế trâu trắng đêm. Mượn theo hát lý Cơ Tu và tiếng trống đệm các cụ khóc kể thảm thiết: Tiếng khóc vang vọng giữa đại ngàn, xuyên qua màn sương lạnh căm tạo thành một âm thanh kỳ bí. Dường như đất trời đang giao hòa làm một. (An Ninh Thủ Đô Online 19/11)(về đầu trang)

XÃ HỘI

BIDV hỗ trợ hàng, tiền cho đồng bào bị bão lũ

Ngày 17/11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV) các chi nhánh phối hợp UBND các tỉnh tổ chức cứu trợ trên địa bàn 4 tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Gia Lai.


Đoàn công tác cứu trợ khẩn cấp đã có mặt tại vùng bão lũ để viện trợ cho bà con nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 15. Ngân hàng BIDV hỗ trợ 8 tấn mỳ tôm; 4.000 chai và bình nước các loại. Đối với những thiệt hại, mất mát về người, BIDV cũng quyết định hỗ trợ các gia đình có người thiệt mạng vì bão lũ mỗi gia đình 5 triệu đồng. (Gia Đình & Xã Hội 18/11, tr4) (về đầu trang)

Trao tặng 4 ngôi nhà “mái ấm công đoàn” cho công nhân nghèo

Ngày 18/11, ông Đặng Văn Chương - Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh cho biết, Liên đoàn lao động huyện Núi Thành tổ chức bàn giao 4 ngôi nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên nghèo tại Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Hải.
Tổng kinh phí xây dựng hơn 290 triệu đồng, trong đó 2 căn nhà do ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Quảng Nam hỗ trợ kinh phí 40 triệu đồng/nhà; 2 căn nhà do ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Quảng Nam hỗ trợ 30 triệu đồng/nhà. (Lao Động 19/11, tr4)(về đầu trang)

Phú Ninh: Tấm lòng hào sảng của người nghèo hiến đất

Nhiều hộ dân thôn Đại Đồng (xã Tam Lộc) tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất để làm sân vận động cũng như mở đường lâm sinh phục vụ vận chuyển nguyên liệu tại địa phương. Để làm sáng tỏ thực tế, phóng viên Nông Thôn Ngày Nay đã về lại thôn Đại Đồng.
Ông Trương Phụ - một hộ nghèo trong xã tâm sự tự nguyện hiến đất để thôn làm sân vận động làm nơi sinh hoạt vui chơi cho thanh thiếu niên, trẻ em và khi làng có lễ hội. Bên cạnh nhà ông Phụ, ông Trương Công Quế (49 tuổi) cũng tự nguyện chặt phá vườn keo 2 năm tuổi đang độ thu hoạch giá đền hàng triệu để địa phương lấp đất làm sân vận động.
Ông Võ Ngọc Thẩm - Trưởng thôn Đại Đồng (Tam Lộc) cho biết: Thực hiện chủ trương của cấp ủy, UBND xã Tam Lộc, Mặt trận thôn Đại Đồng vận động người dân hiến đất xây sân vận động thôn, 6 hộ dân tự nguyện hiến đất ruộng, đất vườn làm mặt bằng, trong đó hộ hiến nhiều nhất là 700m2. Vì đây là nhu cầu chung, cần thiết nên bà con đồng thuận cao, tự nguyện hiến đất chứ không đòi hỏi gì cả.
Trao đổi thêm với phóng viên, ông Bùi Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch xã Tam Lộc cho biết: Xã đang tính cắt 5% đất còn lại của thôn Đại Đồng phân chia cho một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã giúp họ có đất xây nhà và sản xuất. (Nông Thôn Ngày Nay 18/11, tr.5, Baoquangnam.com.vn 08/11) (về đầu trang)

Núi Thành: Bi kịch gia đình mù mắt, rụng răng

Bà Mai Thị Lộc (SN 1954, thôn Tân Lộc, Tam Tiến) và 4 người con sinh ra đều giống mẹ bị bệnh sâu răng kéo dài. Sau một thời gian điều trị bằng thuốc diệt muỗi, hàm răng của bà bị rụng và đôi mắt bị mù dần.
Bà Lộc kể: Năm lên 10 bị mắc chứng đau răng máu từ chân răng tứa ra khiến bà ngứa và đau nhức. Nghe người mách dùng thuốc diệt muỗi sẽ khỏi nên bà Lộc tìm loại thuốc đó để “điều trị”. Nhiều lần dùng thấy đỡ, bà tiếp tục chữa bằng thuốc đó. Cho đến năm 14 tuổi, chứng đau răng tái phát, chạy vạy chữa trị không khỏi, nên răng bà cứ rụng dần và mắt bị lòa.
Sau khi lập gia đình cùng ông Nguyễn Duy Hùng (SN 1954), người cùng xã. Đứa con đầu lòng tên là Nguyễn Thị Nga chào đời chưa bao lâu thì bà Lộc bị rụng hết răng và mù hẳn. Hai vợ chồng vay tiền để cứu chữa, tuy nhiên bệnh viện nào cũng lắc đầu. Lần lượt 4 đứa con ra đời và cứ vào độ tuổi 13 - 16 tuổi thì đều rụng răng, mù mắt giống mẹ.
Vì không chịu đựng được cái nghèo và căn bệnh của chồng là con trai lớn của bà Lộc anh Nguyễn Ngọc Loan, vợ anh bỏ con và chồng lên Sài Gòn làm ăn và đòi ly dị với anh nhưng Loan không đồng ý. Hiện tại, bà Lộc còn một cháu ngoại tên Nguyễn Thị Như Nguyện con chị Nga và cả gia đình cũng đang rất lo lắng vì sợ cũng mắc bệnh. (Nông Nghiệp Việt Nam 18/11, tr.5) (về đầu trang)

TIN VẮN


Chương trình khuyến mại "Đón Tết diệu kỳ, khai Xuân như ý" dành cho sản phẩm bia lon Tết 2014 của Habeco bắt đầu đổi thưởng từ ngày 1/12/2013 và đến hết 16 giờ 30 ngày 28/3/2014 trên phạm vi các tỉnh, thành phố từ Quảng Nam trở ra phía Bắc. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp Online 19/11; Thanh Niên 19/11, trB)(về đầu trang)
UBND thành phố Hội An vừa ban hành kế hoạch thực hiện dự án xây dựng xã, phường không tệ nạn ma túy. (Thanh Niên 19/11, tr2)(về đầu trang)

ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA


Tuổi Trẻ 19/11 đưa lại tin: Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa gửi hồ sơ đến Tổ chức Kỷ lục châu Á đề cử đặc sản cao lầu Hội An là món ăn nổi tiếng của Việt Nam.(về đầu trang) ./.

Biên tập viên: Thanh Hồng




1   2   3


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət