Ana səhifə

BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 19 tháng 11 năm 2013)


Yüklə 0.54 Mb.
səhifə2/3
tarix24.06.2016
ölçüsü0.54 Mb.
1   2   3
(Motthegioi.vn 18/11)(về đầu trang)

Điều tiết lũ gây hại!

Ngày 18/11, vùng quê Đại Lộc chìm trong cảnh xơ xác, hoang tàn. Trên các nóc nhà ẩm thấp vẫn còn những bao cát chằng chống để đối phó với bão. Trong nhà, nước vừa rút, bùn đất lầy lội. Gương mặt nhiều người dân không giấu nổi sự mệt mỏi và nặng trĩu âu lo.
Toàn tỉnh Quảng Nam có đến 44 dự án thủy điện đã được phê duyệt, với tổng công suất hơn 1.584 MW, điện lượng bình quân năm trên 6,2 tỉ KWh. Theo kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn - nguyên Phó trưởng Ban Phòng chống lụt bão tỉnh, các chủ đầu tư dự án thủy điện chỉ đặt mục tiêu phát điện là chính, hầu như không quan tâm đến việc điều tiết dòng chảy lũ, hạn chế ngập lụt vùng hạ du, từ đó đã dẫn đến thiết kế các hồ thủy điện có dung tích phòng lũ rất nhỏ nên không đáp ứng được nhiệm vụ cắt lũ, chậm lũ, giảm lũ như tính toán ban đầu.
Bên lề kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đồng Nai) chỉ rõ thủy điện làm theo kiểu “mì ăn liền” là do chính sách nhà nước có những lỗ hổng rất lớn. “Người ta chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không không lường trước được hệ lụy. 40-50 năm nữa hết giá trị khai thác, thủy điện sẽ biến thành hàng trăm, hàng ngàn quả bom nước nổ chậm không được quản lý. Cùng với thay đổi khí hậu thì hậu quả ai chịu trách nhiệm?... Người dân hoàn toàn có thể khởi kiện thủy điện. Cũng như ô nhiễm môi trường, nơi xả thải chất độc và xả lũ nguy hại như nhau” - ông Quốc bức xúc. (Người Lao Động 19/11, tr4)(về đầu trang)

Xả lũ gây thiệt hại nặng: Ai chịu trách nhiệm?

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Hùng Trận, Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc cho biết: “Lượng mưa năm nay không lớn, nhưng lũ lên nhanh và tàn phá ghê gớm là do các nhà máy thủy điện xả lũ (có lúc xả hơn 7.000 m3/giây). Nếu các nhà máy thủy điện không xả lũ thì Đại Lộc không bị lụt và chắc chắn cũng không thiệt hại lớn như vậy”.
Khi được hỏi, các nhà máy thủy điện trước khi xả lũ có báo cho người dân và chính quyền địa phương biết? Ông Trận nói: “Khi thủy điện xả lũ, có báo trước với Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện, chúng tôi thông báo đến các địa phương và người dân. Tuy nhiên, các nhà máy thủy điện báo cáo trước đó chỉ vài ba tiếng đồng hồ nên trở tay không kịp. Nước lớn về ban đêm, trong vòng hai giờ mà từ báo động 1 lên đến báo động 3, người dân ở dưới trở tay không kịp”.
Cũng theo ông Trận, mỗi lần thủy điện xả lũ là y như rằng người dân Đại Lộc mất trắng, đợt này hoa màu bị hư hỏng nặng hơn 100ha. Mặt khác, việc tiếp nhận thông tin của người dân còn hết sức hạn chế, có nhiều người đi làm đâu có nghe thông báo, đối phó không kịp, việc thiệt hại về người và của là rất dễ xảy ra.
Khẳng định các nhà máy thủy điện là “thủ phạm” gây nên cơn lũ kinh hoàng này, ông Hồ Văn Mẫn - Phó Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Đại Lộc kiến nghị: “Phải dự báo và xả lũ sớm, khi mực nước thấp, mực nước sông ở mức báo động 1, 2 thì nên xả, đừng đợi đến khi nước sông ở mức báo động 3 thì xả một lần mấy nghìn m3/giây, dân hạ du Quảng Nam, Đà Nẵng sẽ ngập sâu trong nước”, ông Mẫn nhấn mạnh.
Ông Mẫn cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn, có thẩm quyền giám sát cho được các hồ chứa nước của thủy điện về quy trình vận hành xả lũ, quy trình phối hợp xả lũ giữa các thủy điện. Thời gian qua, địa phương cử người lên giám sát xả lũ tại nhà máy nên chỉ duy nhất thủy điện A Vương là có thông báo lũ trên hệ thống loa công cộng. Còn các thủy điện khác như Đăk Mi 4, Sông Bung 4, 4A, 4B đều không thực hiện được việc này.
Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy thành phố Hội An cho rằng, ngoại trừ cái lợi của thủy điện mang lại là năng lượng thì mặt trái của nó quá nhiều. “Tôi cương quyết nói không với thủy điện. Bất cứ một thủy điện nào xả lũ, Hội An cũng phải gánh chịu. Nếu giờ mấy ông thủy điện và Bộ Công thương đều chối bỏ trách nhiệm thì việc hàng chục người chết và hàng nghìn ngôi nhà bị lũ cuốn trôi là do cái gì gây ra? Ai là người chịu trách nhiệm?”. (Khampha.vn 18/11)(về đầu trang)

Né trách nhiệm thủy điện, dân chịu thiệt

Trước những thiệt hại do mưa lũ những ngày qua tại các tỉnh miền Trung, chiều 18/11, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng, việc Bộ Công Thương né trách nhiệm thủy điện, khiến dân chịu thiệt.
Đại biểu Minh chia sẻ: Thủy điện đã và đang gây ra khá nhiều hệ lụy. Nguyên nhân là do quy trình vận hành hồ chứa còn nhiều bất cập. Mùa khô thì thủy điện tích nước khiến cho những dòng sông ở hạ du trở thành những dòng sông chết. Còn mùa mưa thì xả lũ gây thiệt hại.

Thực tế, đến nay chúng ta mới chỉ có quy trình vận hành đơn hồ, còn liên hồ thì lại chưa có, cứ mạnh ai nấy xả. Rồi khi có cảnh báo, dự báo mưa lũ thì các thủy điện vì lợi ích cục bộ của mình nên ai cũng giữ nước, chứ không chịu xả. Như vừa rồi, khi dự báo mưa bão lớn như vậy lại không chịu xả nước. Đến khi hoàn lưu của bão số 15 gây mưa lớn thì lại xả nước, gây ra lụt lội.

Hay như thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ không cho tích nước cao trình 161m. Nhưng vì không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình này nên khi nước về đã lên tới cao trình 166m. Nếu có vấn đề xảy ra thì ai chịu trách nhiệm đây.

Việc chấp hành, quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành hồ chứa còn ngổn ngang, khiến cho cử tri, đại biểu Quốc hội day dứt. Cơ quan quản lý nhà nước qua cách trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong phát biểu mới đây tại Quốc hội thì cũng chưa thấy rõ trách nhiệm, nhất là trong câu nói: “Quy hoạch thủy điện là chúng ta nói về chúng ta chứ không phải nói về Chính phủ hay bộ, ngành này, bộ, ngành khác”. Anh nói như thế là anh hòa cả làng à! Anh nói như thế thì không bao giờ anh sửa sai được.

Mặc dù phân cấp quy hoạch thủy điện nhỏ và vừa là do địa phương, nhưng về mặt vĩ mô, anh quản lý Nhà nước thì anh phải rà soát chứ. Như sân gofl trước đây phân cấp cho địa phương khiến phát triển mạnh, thì sau khi đại biểu phản ứng nay đã sửa rồi. Đó là bài học anh phải học chứ, phải rút kinh nghiệm chứ. Chứ với tư tưởng đó thì tôi nghĩ dân chịu thiệt, chịu khổ, dân còn kêu trời, đại biểu còn tiếp tục lên tiếng dài dài…

Trách nhiệm quản lý Nhà nước là của Bộ Công Thương. Nói không có trách nhiệm là vô lý, không thể chấp nhận được. Bởi anh là người quản lý ngành, anh phải có trách nhiệm chứ. (Giao Thông Online 18/11; Vietnamnet 18/11)(về đầu trang)

Đang có “bệnh dịch” mang tên thủy điện!

Liên quan đến trách nhiệm của thủy điện, đặc biệt là đợt xả lũ vừa qua gây thiệt hại nặng cho người dân, ngày 18/11, báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh đã có cuộc trao đổi với chuyên gia thủy điện Lê Trí Tập - nguyên Chủ tịch tỉnh xung quanh vấn đề này.


Theo đó, ông Tập cho rằng: Chưa bao giờ phong trào làm thủy điện phát triển ghê gớm như hiện nay, bởi làm thủy điện rất rẻ, mau hoàn vốn. Mạnh ai nấy làm, mạnh tỉnh nào tỉnh ấy duyệt. Chẳng có ai quản lý, chẳng có ai chịu trách nhiệm. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, cuối cùng người dân hạ du sẽ lãnh đủ hậu quả.
Chúng ta đã có quy trình vận hành xả lũ liên hồ rồi nhưng quy trình này đâu có ai giám sát nên chẳng có ý nghĩa gì hết. Vì vậy, thủy điện nào thấy hồ mình đầy là cứ xả, chẳng quan tâm tới quy trình. Còn trách nhiệm đối với người dân vùng hạ du thì chỉ đổ tội cho trời thôi. Tất cả đều do thiên tai, chả ai chịu trách nhiệm hết.
Hiện nay, chúng ta mới chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt là bình quân một nhà máy thủy điện đóng góp ngân sách khoảng 50-60 tỉ đồng/năm. Nghe con số này thì lớn, thế nhưng thủy điện xả một trận lũ thì thiệt hại (không kể về tinh thần, nhân mạng) không biết bao nhiêu mà tính. Bây giờ tỉnh Quảng Nam duyệt tới mấy chục thủy điện. Thời tôi không có cái “bệnh dịch” tràn lan làm thủy điện như vậy đâu, ông Tập nói. (Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Online 19/11)(về đầu trang)

Thủy điện cắt lũ, có cũng như không

Ngày 18/11, ông Trương Xuân Tý - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Nam cho biết, hiện tại các hồ thủy điện ở Quảng Nam có tham gia cắt lũ nhưng dung tích là quá nhỏ bé so với lượng nước lũ thực tế. Với việc tham gia cắt lũ "nhỏ giọt" này, tình hình cắt lũ của thủy điện dù có cũng như không.
Ông Tý dẫn chứng vào lúc lượng nước mưa nhiều nhất ở Quảng Nam, nước về các hồ đạt đỉnh là 14g ngày 15/11, theo báo cáo của thủy điện Đắc Mi 4 với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Nam là 4.360m³/giây. Trong khi đó thủy điện này xả 3.900m³/giây.
Cùng thời điểm trên nước về hồ thủy điện A Vương là 898m³/giây và lượng nước xả của thủy điện này báo cáo là bằng lượng nước về. Riêng tại thủy điện Sông Tranh 2, vì không tích nước nên nước tự động qua tràn khi vượt cao trình 161m.
Cũng theo nhận định của ông Tý, trong 10 hồ thủy điện lớn nhỏ bậc thang ở Quảng Nam có tổng cộng dung tích phòng lũ là 146 triệu m³ nước. "Với dung tích này và lưu vực sông suối rộng lớn như Quảng Nam và cơn lũ vừa qua, rõ ràng các thủy điện hầu như không tham gia cắt lũ chút nào" - ông Tý nhận định. (Tuổi Trẻ 19/11, tr4)(về đầu trang)

QUẢN LÝ

Vụ giả mạo chữ ký chiếm đoạt cổ phần: Liệu có rơi vào im lặng?

Đã hơn 7 tháng trôi qua kể từ ngày Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp phản ảnh vụ giả mạo chữ ký chiếm đoạt 8,25 tỷ đồng cổ phần tại Công ty Cổ phần Đại Hưng mà người bị hại vẫn chưa nhận được hồi âm từ phía các cơ quan chức năng. Liệu vụ việc có nguy cơ rơi vào im lặng?


Vào ngày 8/4/2013, Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp có đăng bài “Vụ chuyển nhượng cổ phiếu Công ty Đại Hưng - Mua bán hay lừa đảo” phản ảnh việc bà Đoàn Phan Kim Đan (thường trú tại Đà Nẵng) có đơn khiếu nại về việc một cá nhân nào đó đã giả mạo chữ ký trong Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và Phiếu chi thanh toán nhằm chiếm đoạt số cổ phần hợp pháp của bà tại Công ty Cổ phần Đại Hưng thuộc huyện Đại Lộc.
Kể từ đó đến nay, mặc dù bà Đoan đã liên tục gửi các cơ quan chức năng và cầu cứu khắp nơi trong tỉnh nhưng sự việc vẫn “giậm chân tại chỗ” và tài sản của bà vẫn bị kẻ khác ngang nhiên chiếm đoạt và sử dụng bất hợp pháp, quyền lợi của bà bị xâm hại nghiêm trọng.
Bức xúc trước sự việc trên, vào sáng 15/11/2013, bà Đan lại tiếp tục đến Văn phòng Đại diện miền Trung của Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp tại thành phố Đà Nẵng để “cầu cứu”.
Bà Đan cho biết: Sau khi nhận được đơn tố cáo giả mạo chữ ký của bà cũng như các cơ quan báo chí vào cuộc, Sở KH&ĐT đã có công văn đề nghị Công an tỉnh giám định chữ ký của bà trong Hợp đồng chuyển nhượng và Phiếu chi số 03 mà Công ty Cổ phần Đại Hưng đã lập trước đó xem có phải giả mạo hay không. Đáp lại đề nghị này, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh đã có công văn khẳng định cả 2 chữ ký trong các văn bản trên đều không phải của bà Đan mà là do một người khác ký thay.
“Lẽ ra, ngay sau đó Sở KH&ĐT đã phải tuyên hủy Giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp mới lần thứ 8 và khôi phục lại Giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ 7 trước đó để trả lại số cổ phần hợp pháp mà tôi đã mất là xong. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà đã hơn 7 tháng trôi qua, Sở KH&ĐT không có bất cứ một quyết định nào để kẻ khác ngang nhiên chiếm đoạt và sử dụng bất hợp pháp tài sản của tôi tại Công ty Cổ phần Đai Hưng” - Bà Đan chia sẻ với thái độ rất thất vọng và bức xúc.
Để tìm hiểu rõ sự việc và đảm bảo tính khách quan, phóng viên Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp đã tiếp xúc trực tiếp với ông Trần Văn Tri - Giám đốc Sở KH&ĐT thì được ông này trả lời: “Biên bản giám định chữ ký của bên công an mới chỉ cho biết chữ ký mang tên bà Đoàn Phan Kim Đan trên Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01 và 02 cùng Phiếu chi số 03 là do cùng một người ký chứ chưa xác định được có phải là chữ ký giả mạo của bà Đan hay không”.
Cách lý giải trên của ông Tri thật khó chấp nhận bởi nội dung công văn phúc đáp kết quả giám định chữ ký số 512 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh gửi Sở KH&ĐT có nêu rất rõ:
Thứ nhất: Chữ ký đúng tên bà Đan trên Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01 và 02 cùng Phiếu chi số 03 là do cùng một người ký.
Thứ hai: Chữ ký đứng tên bà Đan trên các tài liệu Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01; 02 cùng Phiếu chi số 03 và trên “Đơn khiếu nại tố cáo” và “Biên bản gặp gỡ, đối thoại” là không phải do một người ký.
Phải chăng theo cách lý giải của Sở KH&ĐT thì ngay cả chữ ký của bà Đan trên “Đơn khiếu nại” mà bà đã đến nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT cũng là giả mạo và không phải do bà Đan ký???.
Trả lời câu hỏi tại sao lại có sự chậm trễ trong việc giải quyết vụ việc, ông Đặng Công Lệnh - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Cách đây hơn 3 tháng, Sở đã có công văn yêu cầu Công an tỉnh làm rõ hai vấn đề đó là giám định lại chữ ký của bà Đan trên các Hợp đồng chuyển nhượng và Phiếu chi xem có phải là giả mạo hay không và điều tra xem có hay không sự dính líu tiêu cực của các cán bộ, chuyên viên của Sở trong sự việc để có hướng giải quyết.
Ông Lệnh cũng khẳng định: “Nếu cơ quan công an gửi kết quả điều tra sang cho Sở, chúng tôi sẽ ngay lập tức xử lý vụ việc theo luật định và thẩm quyền. Chúng tôi cũng đã nhiều lần hỏi và thúc giục bên phía công an tỉnh nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến giờ này vẫn chưa có kết luận cuối cùng”.
Bình luận về việc trên, một vị luật sư thuộc Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh chi nhánh Đà Nẵng cho rằng: Lẽ ra khi nhận được đơn tố cáo của bà Đan, Sở KH&ĐT chỉ cần yêu cầu bà Đan đến làm việc và lấy chữ ký mẫu sau đó chuyển sang bên công an yêu cầu giám định chữ ký. Nếu đúng là chữ ký của bà Đan trên Hợp đồng chuyển nhượng và Phiếu chi thì xử lý bà Đan tội vu khống. Nếu không đúng chữ ký của bà Đan, tức là có ai đó đã giả mạo thì Sở tuyên hủy Giấy phép thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 8 đã cấp cho Công ty Cổ phần Đại Hưng để đảm bảo quyền lợi và tài sản của người bị hại sau đó chuyển toàn bộ sự việc sang cơ quan điều tra công an để làm rõ trắng đen.
“Tôi không hiểu vì lý do gì mà Sở KH&ĐT lại có những quy trình làm phức tạp thêm sự việc và đẩy sự việc đi quá xa như vậy” - Vị luật sư thắc mắc đặt câu hỏi.
Phóng viên Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp đã điện thoại trực tiếp cho Trung tá Nguyễn Mậu Dũng – Đội trưởng đội 3 thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh (đơn vị được giao điều tra vụ việc). Ông Dũng khẳng định với phóng viên đã có kết quả điều tra rồi và không có bất cứ vướng mắc, cản trở nào trong quá trình điều tra.
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi tại sao đã có kết luận điều tra rồi mà Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh vẫn chưa chịu trả lời cho Sở KH&ĐT để cơ quan này trả lời công dân và xử lý theo luật định thì ông Dũng trả lời: "Việc điều tra vụ việc có quy định về mặt thời gian và Công an tỉnh vẫn đảm bảo đúng quy trình này”.
Đành rằng việc trả lời của ông Dũng là không sai và đúng là Nhà nước đã có quy định về thời gian điều tra vụ việc và trả lời công dân, nhưng quy định đó là để tránh các đơn vị chây ỳ, kéo dài thời gian giải quyết vụ việc và trả lời công dân chứ không phải đó là những mốc thời gian công bố kết quả bắt buộc khi đã kết thúc điều tra. Một vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan mà đơn vị nào cũng chờ đến hết thời gian quy định mới chịu giải quyết và công bố kết quả thì chắc nhiều vụ việc sẽ kéo dài không biết đến bao giờ mới được kết thúc.
Thiết nghĩ, đã đến lúc chính quyền tỉnh cần phải chỉ đạo các cơ quan công quyền khẩn trương vào cuộc, nhanh chóng điều tra và đưa vụ việc ra ánh sáng, thiết lập tính công minh của pháp luật để lấy lại lòng tin trong nhân dân. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp Online 18/11)(về đầu trang)

UBND tỉnh yêu cầu xử lý tập thể, cá nhân sai phạm về tài chính

Ngày 18/11, UBND tỉnh có quyết định xử lý sai phạm trong công tác quản lý và triển khai thực hiện dự án khu dân cư phố chợ Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn).
Theo đó, yêu cầu UBND huyện Điện Bàn và Ban Quản lý dự án kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân sai phạm khi thực hiện dự án này. Đồng thời, chấn chỉnh rút kinh nghiệm số tiền trên 1,3 tỉ đồng có chứng từ thanh toán, bồi thường, hỗ trợ, quyết toán không đúng với quy định.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, thu hồi số tiền 20 triệu đồng đối với ông Nguyễn Văn Khoa - Phó ban Nông nghiệp thị trấn Vĩnh Điện và ông Đặng Hữu Cừ, kế toán Ban Quản lý dự án trên. UBND tỉnh giao chánh Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện và báo cáo chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/11.
Cùng ngày, UBND tỉnh cũng chỉ đạo xử lý kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí trong năm 2010-2011 tại Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam (thuộc Sở TN&MT).
UBND tỉnh yêu cầu ban giám đốc trung tâm này kiểm điểm trách nhiệm đối với công chức, viên chức liên quan đã để xảy ra sai phạm, chấn chỉnh quản lý tài chính về khoản chi tiền lương, nghỉ phép không đúng quy định với số tiền trên 156 triệu đồng và thu hồi số tiền sai phạm trên 153 triệu đồng. (Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Online 19/11)(về đầu trang)

Thu hồi dự án hưởng ưu đãi vượt quy định của Chính phủ

Ngày 30/11 là hạn chót tỉnh rà soát các dự án được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (kể từ ngày 31/12/2005 trở về trước) vượt quy định của Chính phủ để có hướng xử lý.
Căn cứ tình hình thực tế đầu tư, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ phân loại doanh nghiệp thành các nhóm: đủ điều kiện hưởng ưu đãi, không đủ điều kiện hưởng ưu đãi, phải thu hồi giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc giấy phép đầu tư…
Hồi tháng 12/2004, UBND tỉnh đã ban hành cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn. Sau khi Thủ tướng yêu cầu xử lý các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành (từ tháng 12.2005), tỉnh đã hủy bỏ cơ chế ưu đãi này. (Thanh Niên Online 19/11)(về đầu trang)

Đoàn kết toàn dân gắn với xây dựng nông thôn mới

Cuộc vận động đoàn kết toàn dân gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới là một trong những chủ trương lớn, gắn kết chặt chẽ và được thực hiện trong gần 4 năm qua ở Quảng Nam. Cuộc vận động đã góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Ông Nguyễn Văn Đi ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình chia sẻ: Nhờ sự đoàn kết ở khu dân cư gắn liền với nội dung của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang hơn. Các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu như thủy lợi, giao thông nông thôn, điện thắp sáng và công trình nước sạch phục vụ sinh hoạt đều có sự tham gia đóng góp kinh phí và ngày công lao động của người dân nên người dân có ý thức bảo vệ tốt hơn.
Nếu ở khu vực sản xuất nông nghiệp, người nông dân đã đoàn kết với nhau trong việc hình thành các cánh đồng mẫu lớn gắn với sản xuất hàng hóa nông nghiệp thì ở khu vực ngư nghiệp, bà con ngư dân cũng có cách đoàn kết bám biển của riêng mình.
Anh Trương Ngọc Tuấn, thành viên Ban chấp hành Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Quang khẳng định: Nghiệp đoàn luôn hành động theo phương châm nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, sáng tạo, liên kết chặt chẽ, làm chủ vùng biển, khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết: Mục tiêu đến năm 2015 Quảng Nam có 50 trong tổng số 206 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ trên 24%. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của nhóm 156 xã còn lại là 6 tiêu chí/xã.
Ông Nguyễn Phi Hùng - Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh nhấn mạnh: Hiện nay Quảng Nam đang thực hiện mô hình "5 đoàn kết và 3 trong sạch". Mô hình này được thực hiện một cách đồng bộ sẽ trở thành trung tâm của cuộc vận động đoàn kết toàn dân gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới đang được thực hiện rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh. (TTXVN 17/11)(về đầu trang)

KIỂM LÂM

Chặt phá rừng phi lao, san ủi bừa bãi để nuôi tôm

Ngày 18/11, UBND tỉnh giao ngành chức năng xử lý tịch thu xe ủi, xe múc đang hoạt động hoặc di chuyển vào để san ủi làm ao nuôi tôm trái phép ven biển, nhất là địa bàn các xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Hòa (huyện Núi Thành), Bình Hải, Bình Nam (huyện Thăng Bình).


Theo UBND tỉnh, người dân chặt phá cây phi lao ven biển, phá vườn, dỡ nhà rồi dùng xe cơ giới để đào múc, san ủi, lót bạt, xây dựng ao nuôi tôm một cách bừa bãi. Hậu quả là đã phá vỡ chức năng phòng hộ ven biển làm cho nước biển dễ dàng xâm thực sâu vào đất liền, có hiện tượng mặn hóa nguồn nước ngọt ngầm, ô nhiễm môi trường (đất, nước) nghiêm trọng. Nhiều nơi xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm về bảo vệ môi trường, khai thác nước ngầm... gây mất an ninh trật tự.
Theo chủ trương mới của tỉnh, từ ngày 1/1/2014 việc nuôi tôm lót bạt ở vùng ven biển và vùng triều ven sông phải theo đúng quy hoạch, có phương án kỹ thuật nuôi và xử lý môi trường (do Sở NN&PTNT thẩm định, cho phép) thì mới được triển khai. (Thanh Niên 19/11, tr6)(về đầu trang)

Đẩy mạnh tuần tra, bảo vệ rừng

Tỉnh vừa tổ chức hơn 106 lượt tuần tra, truy quét kể từ đầu năm 2013 tại các huyện miền núi và khu bảo tồn thiên nhiên Sông Tranh, đẩy đuổi hàng trăm lao động và di chuyển 23 xe múc ra khỏi rừng, tạm giữ 250 xe các loại do phá rừng, đào đãi vàng trái phép. (Thanh Niên 19/11, tr2)(về đầu trang)

NÔNG NGHIỆP

Núi Thành: Đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng

Mặc dù chưa thuộc khu quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng huyện Núi Thành đã có nhiều hộ dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng trọt sang đào hồ nuôi tôm.


Hiện nay, nằm trong khu vực quy hoạch, toàn huyện có gần 120ha của khoảng 450 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu tại các xã Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Hải. (Nông Thôn Ngày Nay 18/11, tr10) (về đầu trang)

Nguồn cung rau tại chỗ nguy cơ thiếu hụt vì liên tục bão lũ

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, dù chưa có thống kê cụ thể thiệt hại diện tích rau tại địa phương nhưng ước khoảng 60-70% diện tích rau bị hư hại hoàn toàn, khiến nguồn cung rau tại chỗ thiếu hụt. Nguyên nhân: Hơn một tháng qua khu vực này dồn dập thiệt hại do bão lũ. (Tuổi Trẻ 19/11, tr7)(về đầu trang)

GIAO THÔNG

Ngổn ngang đường vào khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc

Qua Đường dây nóng báo Nông Thôn Ngày Nay, bạn đọc Gia Lộc (ở Điện Ngọc) phản ánh: Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc đẹp nhưng đang hư hại nghiêm trọng.


Theo bạn Lộc: Đường dẫn vào Khu công nghiệp Điện Nam dài hơn 3km, đường nhựa rộng thênh thang, có hai làn xe và vỉa hè, cảnh quan hai bên đường thông thoáng và đẹp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, hai lối đi trên vỉa hè có nhiều hố ga hư hỏng chỉ cách nhau 20m. Những nắp hố tử thần nằm dày đặc trên đường gây nguy hại cho người điều khiển giao thông. (Nông Thôn Ngày Nay 18/11, tr6) (về đầu trang)

Gỡ khó giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Núi Thành

Phó Chủ tịch tỉnh Đinh Văn Thu vừa chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đoạn qua huyện Núi Thành.
Phó Chủ tịch tỉnh đề nghị UBND huyện Núi Thành và các đơn vị liên quan tập trung quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án; tăng cường vận động nhân dân di dời để sớm có mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư thi công. Thống nhất mức hỗ trợ 80% đối với công trình, vật kiến trúc xây dựng thuộc đất ở từ sau năm 1995 đến trước ngày 1/7/2004, còn lại hỗ trợ 60%. Đồng thời, UBND tỉnh sẽ xem xét và ban hành các quy định về tái định cư trong tuần sau để địa phương thực hiện.
Phó Chủ tịch tỉnh cũng lưu ý các đơn vị thi công trong quá trình thực hiện cần phải tránh ảnh hưởng đến hệ thống kết cấu hạ tầng của dân, đảm bảo an toàn công trình; đồng thời thường xuyên phối hợp với lãnh đạo UBND các xã để giải quyết các vướng mắc, khiếu nại của dân.
Liên quan đến Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, ngày 15/11, Phó Chủ tịch tỉnh cũng ký Quyết định 3543 ủy quyền, giao nhiệm vụ cho Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam làm chủ đầu tư Tiểu dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn Km74+800 - Km85+625 qua địa bàn huyện Núi Thành.
Quyết định này điều chỉnh phạm vi thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi của UBND huyện Núi Thành đã được UBND tỉnh ủy quyền làm chủ đầu tư tại Quyết định 325/2011.
UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục, trình UBND huyện Núi Thành thẩm định, phê duyệt để thực hiện Tiểu dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nêu trên và quyết toán kinh phí thực hiện theo đúng quy định hiện hành của nhà nước; bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án triển khai xây dựng công trình theo đúng kế hoạch.
UBND huyện Núi Thành chỉ đạo các Phòng, Ban chuyên môn và UBND các xã có liên quan hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng các hồ sơ, thủ tục và thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định để triển khai thực hiện.

1   2   3


Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©atelim.com 2016
rəhbərliyinə müraciət